Trang

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Phong Tục Lễ Cúng Tổ Tiên Cổ Đại Ngàn Xưa bài 2

Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên Và Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhân Gian Cổ Đại Bài 2 - 越南道教道士 - 越南道士




Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên Và Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhân Gian Cổ Đại

Bài 2

越南道教道士 - 越南道士
 tho_cung_to_tien_10-280913_copy.jpg


越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam





NHỮNG CẤM KỴ VỀ GIỚI TÍNH


Trong xã hội thời xưa, sự khác biệt trong cách ăn mặc giữa nam và nữ là điểm dễ nhận biết nhất, nếu như nam và nữ ăn mặc không đúng kiểu của giới tính của mình thì sẽ phạm vào điều kỵ húy.


Người Ngạc Ôn Khắc cấm vợ chồng đổi áo nón cho nhau, nếu không thì việc săn bắt sẽ gặp nhiều bất lợi. Trong rất nhiều thần thoại truyền thuyết của dân gian, có chuyện về người phụ nữ bỗng dưng mang thai do đổi đồ phục sức giữa nam và nữ. Ở một vài địa phương của tộc người Hán, khi kết hôn, người ta để hai bên đổi dây thắt lưng cho nhau, cũng chính là với ý nghĩa tượng trưng cho sinh dục. Trong việc sản xuất, lao động cũng như thế. Người nam thì có công việc của người nam, người nữ thì có công việc của người nữ, nếu nam làm công việc của nữ và ngược lại nữ làm công việc của nam thì đều bị xem là phạm cấm kỵ. Nam giới của tộc người Cao Sơn Phương nam thì không được tiếp xúc với những chiếc cuốc nhỏ, những đồ nông cụ, máy may và vòng dây lợn chuyên dùng của người nữ; và nữ giới cũng bị cấm không được tiếp xúc đến vũ khí, vật dụng săn bắn của nam giới, không được vào nơi sinh hoạt riêng của nam giới. Phụ nữ của tộc người Phổ Mễ không được phép cày đất, không được săn bắn và lấy mật ong, vì đó là việc của nam giới. Đàn ông tộc Tạng ở Thanh Hải không được làm những công việc trong nhà như nhặt phân trâu, ép dầu, cõng nước, mài miến xào, làm cơm v.v, vì cho rằng đó là công việc của phụ nữ. Đối với tộc người Ngõa, khi tiến hành đấu vũ khí với nhau giữa những người đàn ông thì phụ nữ không được tham gia. Nam thành niên nếu không tham gia thì bị tộc tục chỉ trách, không dung chứa, nếu nặng thì sẽ bị phạt bằng lúa, bằng tiền, thậm chí là tịch thu nhà. Trong tộc người Hán vẫn còn lưu truyền một câu tục ngữ “nam làm việc của nữ, càng làm thì càng nghèo”. Thời xưa, nam giới thường làm ruộng, và tham gia các hoạt động xã hội; còn phụ nữ thì thường làm những việc trong nhà, không được phép tham gia hoạt động giao tiếp xã hội. Người nam mà làm những công việc của phụ nữ thì thường bị chê cười, cho rằng “không ra gì”; còn phụ nữ mà tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội thì bị chỉ trích rằng “khùng”, “hoang dã”, “không theo quy củ”, “không đứng đắn”.
Thời xưa, người chủ trương rằng giữa nam và nữ cần phải tránh nhau, giữa họ thường thì không được nói chuyện, không nhìn nhau, không tặng quà cho nhau, nhằm phòng tránh để người khác dị nghị rằng sẽ phát sinh những hành vi tính giao. Tộc người Phổ Mễ thì cấm kỵ không cho đàn ông trêu đùa với các cô gái, không cho phép người ngoài ngồi chung một chiếc ghế dài với các cô; trong dân gian, tộc người Hán có câu tục ngữ rằng “nam nữ khi đến lúc bảy tuổi sẽ không được ngồi chung bàn tiệc với nhau”. Rất nhiều các tộc người khác như tộc Hán, tộc Thái, tộc Di, tộc Hani, tộc Choang đều có tập tục phụ nữ không lên bàn tiệc đãi khách. “Nam nữ không ngồi chung”, không chỉ giới hạn đối với nam nữ không quen biết nhau, mà giữa anh chị em ruột cũng như vậy. Đối với cô, chị em gái, con gái đã lấy chồng mà nay trở về thì anh em trai không được ngồi chung chiếu, không được ăn chung bát; không những khi ở những nơi riêng tư, mà ngay ở những nơi công cộng thì cũng phải như vậy. Mãi đến đời mạt Thanh, đầu đời Dân Chủ Cộng Hòa, ở nhà hát kịch vẫn còn chia riêng chỗ ngồi của nam và chỗ ngồi của nữ, nam và nữ khi đến thăm khách thì cũng ngồi chia ra hai bên, ngay đến vợ chồng cũng không ngoại lệ.
Từ sự phân biệt giới tính trên cơ thể đã dẫn đến những phân biệt về giới tính thể hiện trên y phục, quần áo nam nữ không được phơi chung trên một cây sào. Theo những ghi chép từ “Trung phong tục chí”, người Sơn Tây có cách nói rằng “nam nữ bất mậu dịch” (nam nữ không trao đổi với nhau). Lời nói dùng giữa nam và nữ cũng phải hết sức cân nhắc, thường là không được đùa giỡn với nhau. Nam và nữ không được nhìn nhau, càng cấm kỵ không được chọc cười cho nhau, trong dân gian có lưu truyền câu tục ngữ “mày mắt đưa tình”, “người cười lơi lả, ngựa hý lả lơi”. Trước đây, khi phụ nữ tộc Tạng nhìn thấy Lạt Ma và khách khứa thì phải dùng đường đỏ và trà sữa đồ lên mặt, nếu không sẽ bị cho rằng để mặt trần là nhằm khêu gợi dâm dục, có ý mê hoặc tăng khách, tất sẽ bị phạt tội.
Thời xưa, thường thì phụ nữ không được tham gia những hoạt động nghề nghiệp của nam giới. Tộc người Thái (Đức Hoằng) cấm kỵ không cho phụ nữ tham gia khiêu vũ tập thể chung với nam giới, phụ nữ không được đụng đến nhạc khí; khi người nam nói chuyện, thì ngoài những người phụ nữ lớn tuổi ra, các cô gái trẻ tuổi không được nói chen vào. Thời xưa, tộc người Hán hạn chế rất nghiêm đối với việc phụ nữ tham gia những hoạt động ở bên ngoài nhà. Phụ nữ kỵ không được nhàn rỗi, kỵ việc qua nhà hàng xóm chơi. Như thế gọi là “đàn bà không rảnh rỗi, vách nhà không thông nhau”. Những người phụ nữ thường la cà qua nhà người khác chơi thì sẽ bị người khác chỉ trích, xem là loại phụ nữ không quy củ. Phụ nữ tộc người Miêu cũng không được la cà qua nhà người khác, vì cho rằng, khi đi qua nhà người khác thì sẽ đạp thần cửa của nhà người khác. Phụ nữ tộc người Dao khi ăn tết cũng không được la cà qua nhà người khác chơi, bảo rằng “ra khỏi cửa thì sẽ bị nhiều bệnh”. Trong dân gian, phụ nữ Quảng Tây “khi đi vào đi ra phải đội nón, không được để đầu trần, cũng không được để lộ mặt trần để khiêu dâm người khác”.


Ngoài những cấm kỵ hạn chế không cho phụ nữ tham gia những hoạt động xã hội, đối với lời ăn tiếng nói và hành vi của phụ nữ (tức cái gọi là phụ dung) cũng có rất nhiều cấm kỵ nghiêm ngặt. Thời xưa, khi đi đường thì phụ nữ bị cấm không được ngẩng đầu, ưỡn ngực, nếu không sẽ bị liệt vào dạng “đào hoa khắc phu”. Chỉ có đàn ông con trai mới được phép ngẩng đầu ưỡn ngực, còn phụ nữ thì phải cúi đầu đi bước nhỏ, tốt nhất là men theo tường mà đi để tránh đàn ông. Để đạt đến mục đích này, thời xưa, người ta sẽ đính lên mép quần hay trên đôi hài một vài cái chuông đồng, gọi là “cấm bộ”. Như thế, khi đàn bà con gái bước đi hơi rộng thì tiếng kêu leng keng sẽ vang lên, khiến họ sợ phải thất lễ mà phải đi chậm lại. Thời xưa, tộc người Hán yêu cầu phụ nữ phải “mắt không được nhìn xéo”, “nói chuyện không để lộ răng”, “khi đi ra ngoài không được để lộ mặt”. Về tư thế ngồi, tộc người Cảnh Pha cũng cấm phụ nữ không được nâng cằm khi ngồi, vì cho rằng đó là tư thế thương khóc, không tốt; khi phụ nữ ngồi, thì không được nhấc hai chân lên, vì cho rằng như thế sẽ không đẹp mắt; thời xưa, người ta cũng cấm kỵ không cho phụ nữ dạng hai chân ra khi ngồi. Không những hành động, cười nói bị câu thúc, mà ngay đến việc ngủ nghỉ cũng có cấm kỵ. Tục ngữ có câu “trai ngáy thì đồng ruộng tốt, gái ngáy thì phòng không”, tức là phụ nữ bị cấm kỵ không được ngáy.


Dân gian luôn có quan niệm nam tôn nữ ty, “đàn ông đại trượng phu, đàn bà tiểu đậu phụ” là câu nói được lưu truyền trong những lời đồng dao mãi cho đến nay. Trên cơ sở của ý nghĩa này, trong dân gian càng có nhiều những tín điều cấm kỵ về việc nam dưới nữ trên hay nữ trên nam dưới. Ví dụ như đàn ông ở dưới lầu, thì phụ nữ không được lên lầu. Khi cần phải lên lầu thì nên ra hiệu để đàn ông tránh mặt, nếu không sẽ gặp điều bất cát bất lợi. Tộc A Xương, tộc Bố Y đều có tục này, và cấm không cho phụ nữ ở trên lầu, đặc biệt là cấm không để con gái xa lạ chưa kết hôn ở trên lầu, cho rằng như thế sẽ xung phạm đến tổ tông. Loại tín điều nam ở trên nữ hay nữ ở dưới nam này còn lan rộng đến các dụng cụ, quần áo. Các tộc người Bạch, tộc A Xương, tộc Ngạc Ôn Khắc, Ngạc Luân Xuân, tộc Hán đều cấm kỵ không cho phụ nữ bước qua các đồ dùng, dụng cụ mà người đàn ông sử dụng, như quang gánh, cuốc, cày, bừa, dao, súng, dây yên ngựa, roi ngựa, cọc buộc ngựa…, càng không được dùng chân đạp lên; phụ nữ không được đạp hoặc bước qua quần áo, nón, hành lý của đàn ông, càng không được ngồi lên chúng, nếu không sẽ gây điều bất lợi cho người đàn ông. Nam giới cũng không được đi luồn qua dưới quần áo đang phơi của phụ nữ, vì như thế thì cũng giống như để đàn ba bước qua đầu mình vậy, đó là một điều sỉ nhục và bất hạnh đối với đàn ông. Nhằm tránh sự việc này xảy ra, người ta cấm kỵ phụ nữ không được đem quần áo phơi ở nơi qua đường, cấm đem quần áo phơi ở nơi cao, thường thì quần của phụ nữ chỉ được phép phơi ở bên cạnh nhà xí mà thôi.


Trong xã hội phong kiến, đàn ông có thể cưới ba bốn thê thiếp, còn phụ nữ thì chỉ có thể “theo cho đến hết đời”, không được xảy ra những hành vi thất tiết. Phụ nữ cấm kỵ nhất là thất tiết, khi thất tiết thì không còn mặt mày nào mà nhìn người khác, vì thế mà người ta thường nói “đói chết là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn”. Phụ nữ phải nhu thuận ôn hòa, phải nghe chồng; đàn ông không được sợ vợ, không dạy nổi vợ. Trong tuyệt đại bộ phận các tộc người đều tồn tại phong tục kiểu này. Tộc người A Xương cho rằng, “đàn bà nắm giữ nhà, nhà không giàu”, vì thế mà cấm không để người nữ làm chủ nhà; người Thái cũng cấm kỵ không để phụ nữ nắm kinh tế trong nhà; Tộc Bạch ở Tây Sơn Nhĩ Nguyên có lưu truyền câu “Đàn bà không có cuống họng, nói không biết giữ lời”; quần chúng tộc Băng Long thì thích nói “Ngựa cái không thể treo chuông, đàn bà không thể sánh cùng đàn ông”. Người Hán cũng xem thường phụ nữ, từ cách nói trên cũng có thể thấy được điều đó. Thời xưa, đàn ông khi nói về vợ của mình, thì hiếm khi nói là vợ, mà thường chỉ nói “người trong nhà của tôi”, “người nấu cơm trong nhà tôi”, hoặc gọi là “tiện nội”, “tào khang”. Thời xưa, phụ nữ thường không có tên, chỉ có họ bên nhà mẹ ruột, sau khi xuất giá thì lại lấy thêm họ bên nhà chồng, họ nhà chồng còn phải thêm ở trước họ của nhà bên mẹ ruột, gọi là “mỗ mỗ thị” (họ gì gì đó), và xem đó là tên hiệu của người phụ nữ.


Dân gian rất tin tưởng và thờ phụng thần linh, nam thần nhiều hơn nữ thần, hơn nữa, trong cuộc sống thì giới nữ cũng bị giới nam áp bức. Vì thế mà trong nhiều trường hợp, nếu như thiên tai xảy ra thì sẽ quy tội cho giới nữ, xem đó là kết quả của việc đàn bà làm ô uế thần linh. Vì vậy mà người phụ nữ bị xem là vật ô uế, thứ khí độc. Người tộc Ngạc Ôn Khắc cấm không cho phụ nữ sờ đầu đàn ông con trai, họ cho rằng trên đầu của đàn ông con trai là nơi của Phật, nữ sờ đầu nam là một kiểu không tôn trọng người nam, và cũng làm ô uế Phật. Phụ nữ cũng không được đại tiểu tiện trong nhà, còn nếu là nam thì không việc gì. Rất nhiều tộc người đều có quan niệm rằng máu kinh của phụ nữ là thứ dơ bẩn, vì vậy, tộc người Di cấm kỵ không để con gái từ mười lăm tuổi trở lên bò lên nóc nhà, đối với người mang thai thì càng nghiêm cấm hơn. Tộc người Ngạc Luân Xuân cấm kỵ phụ nữ bước qua nước suối trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu không, nước suối sẽ khô cạn; cũng không được ra sông tắm gội, nếu không thì trời sẽ mưa to. Những tộc người như Đạt Oát Nhĩ thì cấm kỵ phụ nữ không được bước qua bệ bếp, nế không sẽ xung phạm đến Táo vương, người Ngạc Luân Xuân, Ngạc Luân Khắc đều cấm phụ nữ không được dùng roi ngựa của người nam. Phụ nữ không được đi bên cạnh linh vị và đi đằng sau “cột tiên nhân”, không được đi ở nơi có đặt tượng thần, không được sờ mó vào quần áo của Saman, các vật dụng tế thần. Người tộc Nộ cấm kỵ không cho phụ nữ tham gia các điển tế thần linh của thị tộc, long thụ, sơn thần. Thời xưa, tộc người Hán còn cấm không để phụ nữ đi lên bãi thu hoạch lúa mạch, cấm kỵ không để phụ nữ ngồi lên phiến đá ở bãi thu hoạch lúa mạch, vì e rằng sẽ xung phạm đến thần tài, gây thiếu lương thực.


Dân gian cho rằng, những thứ “không sạch sẽ”, “xui rủi”, “không tốt lành”,“ám khí” đến cùng với những đồ vật dụng mới, là cái đã được an bài. Đây là do người ta sợ máu kinh của phụ nữ, cho rằng đó là thứ không sạch sẽ, là thứ nguy hiểm; mặt khác, đó là kết quả của việc áp bức giới tính, kỳ thị giới tính.


NHỮNG CẤM KỴ TRÊN CHÍNH BẢN THÂN CON NGƯỜI

Người xưa kỵ việc phô bày thân thể của mình. Ngoài trẻ em là có thể trần truồng chạy đi khắp nơi ra, còn những người đã trưởng thành thì tuyệt đối không được lõa lồ thân thể trước người khác. Trong dân có câu tục ngữ “nam không hở rốn, nữ không phô da”. Nhưng cấm kỵ về việc để trần thân trên đối với người nam thì vẫn chưa nghiêm ngặt. Còn đối với nữ giới, những yêu cầu đó nghiêm ngặt đến mức kinh người.
Thời xưa, nếu là phụ nữ nhà lành, thì từ thuở ấu thơ đã ẩn sâu trong chốn khuê phòng, thế nên người ta mới bảo “không ra cửa lớn, không bước vào cửa thứ hai”, suốt ngày chỉ ở trong nhà. Trong truyền thuyết về câu chuyện nàng Mạnh Khương, vì Vạn Hỷ Lương tránh đi lao dịch xây Vạn Lý trường thành nên đã nhảy vào sân nhà của nàng Mạnh Khương, vừa vặn nhìn thấy cánh tay trần của nàng khi nàng đang té nước chơi, vì thế mà nàng Mạnh Khương chỉ có thể lấy Vạn Hỷ Lương làm chồng. Dân gian cho rằng, khi để người khác nhìn thấy lõa thể của mình thì linh hồn của bản thân sẽ bị người ấy dắt đi, chiếm hữu và không chế. Vì thế mà, người lõa thân sẽ bị mất đi năng lực điều khiển chính mình, và chỉ có thể gả cho người ấy mà thôi.
Da trên thân thể người cũng có cấm kỵ. Và cấm kỵ về việc xăm chạm lên thân mình càng là một loại cấm kỵ rất phổ biến. có 56 tộc người, nghe nói, mỗi tộc người đều có lịch sử xăm mình riêng của mình. Xăm mình là một kiểu phong tục tồn tại trong giai đoạn phát triển thời kỳ đầu của dân tộc. Phương pháp này là dùng kim để châm lên toàn thân mình hay chỉ một bộ phận với những hình dáng những vật trong tự nhiên hay hình kỷ hà. Có loại thì nhuộm màu, có loại thì không nhuộm màu, thường thì đều dùng biểu tượng tô-tem làm dấu hiệu. Các dân tộc thiểu số như tộc Cơ Nặc, tộc Thái đều có tín ngưỡng xăm mình. Họ cho rằng, nếu một người nào đó không xăm mình thì khi chết đi sẽ không đến được trại quỷ để toàn tụ với tổ tiên, mà chỉ có thể làm ma hoang.
Ngoài ra, cách khắc hoa văn như thế nào lên thân mình để tỏ ra nét đặc trưng riêng của mình cũng đều có ý nghĩa là linh hồn thường xuất khỏi thân thể khi trở về thân thể mình thì sẽ không bị nhầm lẫn, không bị do dự. Trong việc xăm mình, tộc người Cao Sơn cũng có rất nhiều những cấm kỵ cụ thể. Ví dụ như đối với người Thái Nhã thì những người xăm mình phải là con trai tân, con gái trinh. Những người hôn nhân vụng trộm thì không được xăm mình. Đối với việc tiến hành thuật xăm mình thì người ta cấm kỵ đối với phụ nữ mang thai và kỵ để chồng của người ấy nhìn trộm, nếu không sẽ bị thương ở miệng, chảy máu không ngừng. Trước khi vết xăm trên mình chưa lành thì cấm không được gặp gỡ với người khác.
Những người phụ nữ trong thời gian hành kinh thì cũng cấm kỵ không được tiến hành thuật xăm mình, trong thời gian tiến hành thuật xăm mình mà có người chết thì cũng không được xăm, khi gia tộc đang đào hố bắt thú thì cũng không được xăm. Nếu phạm vào những cấm kỵ này thì việc xăm mình sẽ khó mà thành công. Người Bái Loan (một trong quần tộc của người Cao Sơn) còn có những cấm kỵ khác, như vào ngày sóc vọng (tức ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch – TDK) thì không xăm, trong khi xăm hình thì không được hắt hơi, trung tiện. Người ta cho rằng, nếu xăm mình vào ngày sóc vọng, thì nơi bị xăm sẽ nung mủ; hắt hơi, trung tiện khi xăm hình thì linh hồn sẽ nghe thấy tiếng động mà vuột ra, không an toàn. Người Tái Hạ và người Thái còn quy định trước khi tiến hành xăm mình thì không được ăn huyết sống và nội tạng của các loài thú, nếu không thì khi xăm mình sẽ phải chảy nhiều máu; không được ăn cơm cháy, nếu không, da sẽ bị chai cứng, khi xăm sẽ rất đau đớn; không được ăn muối, không được hút thuốc, không được ăn quýt, nếu không hoa văn sẽ bị biến màu. Không được ăn cá và khoai môn, nếu không, vết xăm sẽ bị ngứa. Đối với người Bái Loan và người Lỗ Khải (một trong những tộc của quần tộc người Cao Sơn), sau khi tiến hành xăm mình xong cho đến trước khi vết xăm lành lại, thì họ chỉ được ăn khoai lang, bột khuấy và những thứ rau khác. Người Thái Nhã khi xăm mình thì không cho phép người trong nhà mặc quần áo hoa, đặc biệt là quần áo màu đỏ.
Trong dân gian , đối với những cấm kỵ liên quan đến thân thể con người, thì không những có cấm kỵ về thể phách mà còn có cấm kỵ về linh hồn. Về cấm kỵ đối với linh hồn, người ta thường dễ cụ thể hóa nó với cái bóng. Trong tín ngưỡng dân gian , người ta cho rằng cái bóng giống với thân xác của con người và có liên quan với thân thể con người. Thân xác của con người là dương, còn cái bóng là âm, vì thế mà họ cảm thấy bóng hình có lẽ chính là linh hồn của mình, hoặc giả đó chính là thứ quan trọng trong cuộc đời của mình mà có liên quan đến linh hồn. Trong thân xác con người, có linh hồn nên mới có bóng hình vậy, còn ma quỷ thì không có bóng. Nếu một người nào đó làm mất cái bóng của mình thì người ấy sẽ biến thành ma quỷ và sẽ mất đi sinh mệnh của mình.


Cũng giống như vậy, nếu ai đó bị người khác làm hại đến cái bóng của mình, thì thân thể của người đó sẽ bị bệnh hoặc bị thương tổn. Nếu như cần nguyền rủa hoặc ám hại một người nào đó, thì có thể đạp nhẹ lên hoặc dùng dao chặt, hoặc dùng đinh đóng lên cái bóng của người đó, thông qua thủ đoạn ấy thì có thể đạt được mục đích. Vì vậy mà người xưa cấm không cho người khác đạp lên bóng của mình. Nếu khi thân thể có bệnh hoặc khi bị thương mà không tìm ra được nguyên nhân nào khác thì họ thường nhớ lại xem có ai đó đạp lên hay làm hại cái bóng của mình hay không. Trong lúc khâm liệm người chết, khi đậy nắp quan tài thì cũng rất cẩn thận, không để cho bóng của mình bị đóng vào trong áo quan, nhằm để tránh gây nguy hại cho sức khỏe của mình. Thầy âm dương (tức thầy phong thuỷ - TDK) cũng luôn đứng ở nơi mà bóng của mình không bị lọt xuống huyệt để chỉ đạo việc tiến hành an táng. Người đào huyệt và người khiêng quan tài cũng dùng vải buộc cổ tay mình, để cho cái bóng của mình được nằm vững trong thân xác của chính mình, nếu không, cái bóng sẽ lọt xuống huyệt, mà đó là một việc rất xấu.
Người xưa kiêng sắc dục, răn thói háo sắc. Những người có thân thể đẹp đẽ thường bị xem là những thân xác không sạch sẽ, cần phải tránh tiếp xúc. Và người ta cũng tin rằng, thói háo sắc sẽ làm thương tổn nguyên khí. Dân gian kỵ việc tranh cãi lý lẽ, vì tin rằng khi tranh đua lý lẽ với nhau thì sẽ làm thương tổn thân mình. Không háo sắc có nghĩa là không chìm đắm vào trong dâm dục nam nữ, vì thế mà người ta có câu “Ái ân chân chính thì phải sạch, còn chuyện tà dâm thì chớ dính vào”. Nếu như háo sác phóng túng, thì không những làm thương hại đến nguyên khí, mà còn phải nhận lấy báo ứng theo luật nhân quả, đó là điều đại kỵ. Không tranh cãi chính là không nên tranh phong đấu khí với người khác. Dĩ hòa vi quý, nếu tranh hơn thua với người khác thì cái oán nhỏ sẽ kết thành cừu hận, oan oan tương báo, khiến mất mát tài sản và làm hại sinh mệnh của bản thân, họa hoạn vô cùng, tất cả đều là những điều đại kỵ.






越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam



NHỮNG CẤM KỴ TRÊN CÁC BỘ PHẬN THÂN THỂ

Ngoài thân thể của con người ra, dân gian còn có nhiều cấm kỵ đối với một số bộ phận cụ thể trên thân thể. Khi máu chảy ra thì tất sẽ kèm theo cảm giác đau đớn, vì thế, máu cũng dễ trở thành một đối tượng khiến cho con người kinh hoàng. Do đó, bản thân máu cũng trở thành một cấm kỵ. Người ta sẽ xác nhận nó như là một thứ không thể thiếu đối với con người và với loài động vật. Họ cho rằng, bên cạnh máu còn có linh hồn của sinh mệnh, loại quan niệm này phát triển thành quan niệm sinh mệnh của “máu và khí”. Máu và khí là thứ có quan hệ mật thiết với tinh linh và hồn phách của một con người. Tiếc máu là chuyện thường tình của con người, và việc mất máu cũng trở thành một điều cấm kỵ. Nếu khuôn mặt của người nào đó xanh tái, thì người ta sẽ bảo người đó “thiếu máu”, “huyết khí không được tốt”, là một điềm triệu không tốt.
Từ ý nghĩa trong hai phương diện đối lập giữa “thần thánh” và “không sạch sẽ” bao hàm trong cấm kỵ, ta có thể thấy được rằng, cấm kỵ về máu là một cấm kỵ hoàn chỉnh nhất. Khi cúng tế hoặc khi lập đàn, thì máu dùng để cúng hiến và máu nhỏ giọt từ cánh tay bị chích khi giao bái thề thốt đều là một thứ thần thánh, mang một sức mạnh cấm ước; nhưng máu kinh của phụ nữ và máu chảy ra khi sinh đẻ thì lại bị xem là thứ ô uế, là một thứ nguy hiểm, cần phải tránh nó.

Tín ngưỡng trong dân gian xưa cho rằng, mồ hôi và máu là những thứ của con người được sinh ra từ tim. Trong “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân đã viết: “Mồ hôi chảy ra từ tim, ở trong thì trở thành máu, ở ngoài thì trở thành mồ hôi”. Nếu máu và mồ hôi đã thuộc cùng một loại, thì mồ hôi đương nhiên cũng sẽ có những cấm kỵ tương tự như máu vậy. Người ta cho rằng, trong mồ hôi cũng có chứa tinh thần, nguyên khí của con người, vì vậy mà cần phải quý trọng. Vì thế nên từ “khó nhọc”, “vất vả” thì được gọi là “huyết hãn” (máu và mồ hôi). Mồ hôi mà đổ nhiều quá thì sẽ khiến cho thân thể con người bị suy tổn, táng thất nguyên khí. Nếu như có bệnh, ban đêm lại đổ mồ hôi trộm, thì người ta sẽ cho rằng tất sẽ bị ngất lịm, hoặc đó là điềm xấu. Nếu như trời nóng, lao động mệt mỏi mà không đổ mồ hôi thì cũng không tốt, là một biểu hiện của hiện tượng huyết khí bất thông.
Dân gian xưa rất xem trọng tóc và râu. Người ta cho rằng, tóc và râu là lông của đầu, mặt, quả thực là có quan hệ với hồn phách của thân thể. Vì thế, trong dân gian có rất nhiều điều cấm kỵ về tóc và râu.

Ở tộc người Hán và ở rất nhiều các tộc người thiểu số khác đều có tập tục kỵ không hớt tóc và cạo râu khi có tang ma. Trong nhà nếu có người chết, thì sau khi biết được hung tin, người nam sẽ không được hớt tóc và cạo râu trong vòng một tháng. Việc hớt tóc, cạo mặt không chỉ bị cấm chỉ trong thời gian chôn cất, mà ở các trường hợp khác cũng có rất nhiều cấm kỵ. Tộc Ngạc Luân Khắc có tập tục cấm không được hớt tóc, cạo mặt vào buổi chiều, vì e rằng việc hớt tóc và cạo mặt vào buổi chiều sẽ làm thay đổi diện mạo khiến linh hồn gặp khó khăn trong việc trở về với thân xác của mình. Người Hán còn có phong tục cấm kỵ cháu trai không được đến hớt tóc ở nhà cậu của mình, vì họ cho rằng, nếu hớt tóc ở nhà cậu thì sẽ bị “e cậu” (sợ cậu). Vào thời xưa, tục này rất được lưu hành ở các khu vực của Trung Nguyên như Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, nhất là vào tháng giêng thì càng kỵ hơn nữa. Tháng giêng là thời khắc mùa xuân mở đầu cho một năm, nếu như hớt tóc ở nhà cậu thì người ta sẽ liên tưởng chữ đồng âm với chữ cậu (cữu) là chữ cũ (cựu), vì thế mà kỵ nó.

Người Hani thường tế rồng vào thời gian sau tháng năm âm lịch, cầu mong gió thuận mưa hòa, năm năm được mùa. Sau khi cúng tế xong, thầy vu thuật sẽ rãi một ít thóc khô trên dốc núi, tiếp theo đó, mọi người đều xạ thóc. Trước khi hạt nẩy mầm nhú lên mặt đất, thì kỵ không được hớt tóc, nếu không, mầm lúa sẽ không mọc lên được. Đối với người Hán, khi cha mẹ còn khỏe mạnh thì không được phép để râu. Nhưng nếu đến lúc có con cháu rồi mà không để râu thì sẽ bị người khác đàm tiếu. Phụ nữ tộc người Ngạc Luân Xuân chải tóc làm thành hai búi quấn trên đầu, là dấu hiệu để nhận biết rằng người ấy đã kết hôn, cụ thể là người con gái ấy đã có nhà chồng rồi, không được bàn chuyện hôn sự lại được nữa.
Đầu và mặt là nơi tôn nghiêm trên khuôn mặt con người, và cũng chính là biểu hiện nghi dung của con người. Về dáng vẻ của đầu và khuôn mặt, trong dân gian cũng có nhiều nghiên cứu sâu sắc. Người ta thường kỵ những người có đầu to nhưng khuôn mặt nhỏ, và cho rằng “đầu to mặt nhỏ, cả đời không ra gì”; và người ta cũng kỵ ngũ quan không ngay ngắn, cho rằng “ngũ quan bất chính, tà khí thông thiên” (ngũ quan không ngay ngắn, thì người ấy lòng đầy ý tà vẹo, xấu xa). Kỵ nốt ruồi mọc trên mặt, tục ngữ có câu “đầu không xương ác, mặt không nốt ruồi”. Người ta còn kỵ những người phụ nữ có xương lưỡng quyền cao, tục thường bảo rằng “Đàn ông lưỡng quyền cao, sinh ra chí khí cao; đàn bà lưỡng quyền cao, giết chồng không cần dao”. Người ta còn cho rằng mặt dài mà thịt ngang cũng là tướng xấu, lại cho rằng không nên kết giao với những người không có thịt nơi hai má. Kỵ nhân trung nhỏ hẹp, vì cho rằng“nhân trung rộng và dài, thì nhà đầy con cháu”, “nhân trung như sợi chỉ, có con cũng khó nuôi”. Họ càng kỵ tướng vòng đầu không cân xứng với cằm dưới, vì thế nên người ta mới gọi là “trời đất không đối xứng, suốt đời chịu nổi trôi”,“cằm dưới lệch, thì cơm không đủ no, áo không đủ ấm, không người đến thăm”.

Tộc Hán và tộc người Mãn còn có phong tục kỵ trẻ con có đầu dẹp. Và cũng do phần đầu và phần mặt có nhiều cấm kỵ như thế, nên dân gian thường cấm kỵ không để lộ đầu lộ mặt trước người khác, với mục đích là nhằm để tránh chuyện bất trắc và để bảo vệ thân thể của mình. Không chỉ dừng lại ở những cấm kỵ về hình dáng của đầu và khuôn mặt, ngay cả đến sắc thái biểu hiện ra trên khuôn mặt cũng có những cấm kỵ riêng. Dân gian tin rằng, vẻ xanh, đen, hoặc xám hiện ra trên mặt đều là những triệu chứng của điều xấu, là tai họa, là một dự báo của thọ yểu, tục ngữ nói rằng: “Mặt lộ nét đen, sẽ không qua được một tháng”.

Do dáng vẻ của lông mày có liên quan đến tướng mặt của người, nên người ta cũng có cấm kỵ đối với lông mày. Lông mày thường được cho là đi chung với giới hạn tuổi thọ của con người. Dân gian tin rằng, lông mày rậm và dài thì sẽ sống lâu. Vì vậy mà cấm kỵ không cho cạo hay nhổ đi, mà nhất là mấy cọng lông mày bỗng nhiên mọc dài ra, tục gọi là lông mày thọ. Lông mày càng dài thì càng tốt. Do vậy, cấm kỵ nhất là việc nhổ lông mày, cho dù là những sợi lông mày ấy dài đến nỗi che cả mắt thì cũng không được nhổ đi, nếu không sẽ bị giảm thọ. Người ta cho rằng, những người mà có ít lông mày thì cũng không có anh em gì cả, mà nếu có thì cũng rất ít. Những người có lông mày ít thì con cháu đời sau cũng không được phồn vinh. Kỵ không được nói là lông mi “rụng rồi”, vì “lông mi” (眉 /méi/) hài âm với “xui xẻo” (楣 /méi/), e rằng nó sẽ trở thành một lời sấm, và sẽ trở nên gặp xui xẻo thật.

Về dáng vẻ của mắt, người ta cũng có những cấm kỵ, người ta bảo rằng“người có con ngươi vuông thì là người trường thọ”. Họ kỵ những ai có mắt lệch, tục cho rằng “mắt nghiêng thì tâm vẹo”. Trên mắt kỵ có nốt ruồi, những người mà có nốt ruồi đen mọc trên mắt thì cho rằng đó là kẻ cướp. Nốt ruồi mọc dưới mắt cũng không tốt, người Ngạc Luân Xuân cho rằng, nốt ruồi mọc dưới mắt là nốt ruồi đau thương, luôn rơi nước mắt, cần phải dùng dao cắt bỏ đi, nếu không sẽ gặp phải chuyện thương tâm. Đối với người Hán, phụ nữ kỵ đôi mắt bị “tứ bạch”, “tứ bạch” tức là bốn bên trên dưới trái phải của mắt đều lộ ánh mắt trắng dã. Tục ngữ cho rằng, “mắt phải tứ bạch, năm chồng giữ nhà”(tức phụ nữ mà mắc chứng tứ bạch thì phải qua năm đời chồng). Lại kỵ người có mắt hình tam giác, tục cho rằng, người có mắt hình tam giác thì cô độc một mình, không ái tình, hung ác và lòng chất đầy ý muốn cướp đoạt, khó mà đề phòng.


Đôi mắt có chứa ma lực, trong nước mắt cũng có nguyên thần, vì thế mà khi khóc tang, nhất thiết không được để nước mắt rơi vào trong quan tài, và vì trong mắt có thần linh tinh khí, vì vậy mà nó có thể dự báo trước điềm hung cát. Về thị giác, tộc người Cao Sơn ở Phương nam cấm không để mắt nhìn thấy rắn bách bộ, mèo núi, người chết, lại cấm không được nhìn động vật giao phối với nhau, cho rằng nếu nhìn thấy thì sẽ gặp điều không tốt.
Hơi thở được đi vào và ra từ lỗ mũi, vì vậy mà người ta còn có những cấm kỵ liên quan đến sự quan hệ giữa mũi và nguyên thần. Hình dạng mũi có liên quan đến diện mạo, vì vậy mà cũng có một vài kỵ húy, người ta cho rằng “mũi vẹo thì tâm bất chính”. Mũi dài, thẳng và cao thì tốt, nhưng không được quá cao, mũi quá cao mà không cân xứng với lưỡng quyền thì cũng không tốt. Sống mũi thấp, lõm thì cũng không được, tục gọi là “mũi bẹp”, “mũi hồ lô”, đều là tướng mệnh lao nhọc, ti tiện. Dân gian cho rằng, người có mũi nhọn mà quặp là người nhỏ nhen, bạc khí, âm hiểm, tục gọi là mũi chim ưng. Khi gặp phải những người như thế thì nên tránh ra xa, không làm việc chung với người ấy.

Lỗ tai là một trong những khiếu có thể thông thần trên cơ thể con người, tục cho rằng, lỗ tai cũng mang tính linh. Người tộc Ngõa tối kỵ để người khác sờ vào tai của mình. Người Hán kiêng để lỗ tai bị nóng lên. Trong dân gian, người Phương nam kỵ hiện tượng lỗ tai trái phát nóng vào giờ Tỵ, giờ Mậu. Họ cho rằng, nếu lỗ tai trái phát nóng vào giờ tỵ thì sẽ tổn thất tiền tài, còn nếu tai phải phát nóng thì có việc mờ ám, nếu tai trái phát nóng vào giờ Mậu thì sẽ có chuyện kiện tụng. Người ta cũng kỵ hiện tượng tai kêu ong ong. Đối với tộc người Ngạc Luân Khắc, nếu đàn ông mà tai phải kêu ong ong, đàn bà mà tai trái kêu ong ong thì đó là điềm tốt; còn nếu đàn ông mà tai trái kêu ong ong, đàn bà mà tai phải kêu ong ong thì đều rất kỵ, vì họ cho rằng sẽ phải nhận được một tin xấu nào đó.

Dân gian cũng có nhiều niềm tin về hình dáng của miệng, vì cho rằng miệng có liên quan đến họa phúc, hung cát của con người. Người Hán có câu ngạn ngữ “Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng chỉ ăn cám bèo”, tức là, đàn ông miệng rộng thì có phúc, còn đàn bà miệng rộng thì vô phúc. Dân gian còn kỵ người miệng nhỏ, vì vậy mà có câu nói “miệng nhỏ mà tròn, áo cơm không đủ”. Về hình dáng miệng, người ta kỵ dấu vân ăn vào khóe miệng, gọi làdấu vân khóa miệng. Khi lớn lên mà có kiểu dấn vân khóa miệng này thì sẽ bị chết đói! Tục ngữ cũng có câu “vân khóa miệng, đói chết người”. Dân gian có truyền thuyết về dấu vân khóa miệng, bảo rằng, người nào có dấn vân khóa miệng thì thân vào hàng tể tướng, chức vị cao nhất phẩm, nhưng sau cùng lại đại bại, phải bưng một cái bát vàng đi xin ăn, nhưng chẳng có ai chịu bố thí cho, nên ông ta đói mà chết. Ngoài hình dáng của miệng ra, người ta còn có kỵ húy về sắc môi. Người ta cho rằng, “người môi đỏ thì quý, người môi trắng thì nghèo, môi chì thì tự ti, môi đen thì nguy hiểm”. Người Ngạc Luân Khắc cho rằng, nếu thịt trên môi mà run, thì tất sẽ có chuyện tranh cãi, là triệu chứng sắp chửi lộn với người khác, vì vậy mà nó cũng bị xem là phạm vào húy kỵ. Môi hở răng lạnh, vì vậy mà răng cũng mang tính linh. Người ta kỵ để răng lộ ra bên ngoài, kỵ răng bị đen hay bị vàng. Khi răng bị gãy vào thời gian không được gãy thì đó là điều bất cát bất lợi, vì nó sẽ làm chủ việc tang sự của người thân trong dòng tộc.

Tay chân là những bộ phận linh hoạt nhất của thân thể con người, phần lớn những hành vi cử chỉ đều liên quan đến tay chân. Vì vậy mà trong dân gian có câu “khổ sướng quan hệ đến tay chân”, mà cấm kỵ về đường vân tay cắt đoạn là một ví dụ. Đường vân tay cắt đoạn là đường vân trong lòng bàn tay, tạo thành một rãnh rất sâu đi từ trái qua phải, giống như cắt ngang lòng bàn tay vậy. Người phụ nữ có kiểu đường vân tay này sẽ khắc tử với chồng, vì thế mà người Phương nam có câu “Đoạn chưởng tra bô tố tướng công, đoạn chưởng tra mỗ thủ không phòng”, ý nghĩa là, nếu là người đàn ông mà có đường vận tay cắt ngang thì sẽ làm quan, còn đàn bà mà có đường vân tay cắt ngang sẽ hại chết chồng.
Về hình dáng của bàn chân, dân gian cũng có cấm kỵ. Tục ngữ Quảng Tây có câu “(bàn chân) trên dài năm thốn, dưới dài năm tấc, trong ba năm không bị chết thì cũng phải chống gậy đi”. Hà Nam có câu tục ngữ: “hai ngón chân cái dài thì lớn lên không lấy vợ”. Phương Nam cũng có câu ngạn ngữ “Hai ngón chân cái dài quá mức, ừ không chết cũng nghèo một đời”. Huyện Tu Vũ ở HàNam cũng có cách nói “tháng giêng rửa chân, đầu chân trần”, cho rằng, những người phụ nữ đã kết hôn mà rửa chân vào tháng giêng thì sẽ gặp nhiều điều bất cát bất lợi. Khi ấy, nếu nam rửa chân thì sẽ làm chết vợ, nữ mà rửa chân thì sẽ làm chết chồng. Chân là nơi ở của thần thánh, nhưng chân cũng là nơi không sạch sẽ. Người Tháp Cát Khắc tối kỵ dùng chân đá vào cừu, tối kỵ dùng chân đạp lên muối ăn và những thức ăn khác. Dân gian Phương nam cũng kỵ hiện tượng để gót chân bị ngứa. Móng tay và móng chân cũng bị cấm không được vứt lung tung. Nếu không, kiến mối bò lên trên, khiến người sinh ghẻ lở.

NHỮNG CẤM KỴ VỀ TỪ NGỮ XƯNG HÔ

Trên phương diện danh xưng, cách xưng hô cũng có những kỵ huý cần phải tránh.
Bắt đầu từ thời nhà Chu, nhân dân đã có tập tục kỵ húy những từ xưng hô. Đương thời, sau khi chết đi thì người ta bắt đầu kiêng kỵ cái tên của anh ta. Nếu như khi cần gọi đến tên của người đã chết ấy thì cũng phải kiêng, chỉ gọi chữ húy. Tập tục không được xưng hô tên vốn có của người đã chết này được bắt đầu từ một kiểu nhận thức rằng, khi một người nào đó chia lìa hai ngả âm dương, được kiêng kỵ trong việc xưng hô, một khi đã được kỵ húy tên thật của mình thì quỷ thần sẽ không biết tên thật của người ấy là như thế nào, do vậy mà không thể làm hại cho rất nhiều sự vật trên dương thế vốn có quan hệ với cái tên thật của anh ta. Đến đời Tần, chế độ kỵ húy đã dần dần đi đến sự hoàn bị. Trong “Sử ký, Tần Thủy Hoàng kỷ” có ghi chép những điều cần kỵ huý trong tập tục đời Tần. Hơn nữa, không chỉ kỵ húy tên của người sau khi chết, mà ngay trong lúc sinh thời cũng đã có kỵ húy danh xưng rồi. Điều này có lẽ liên quan đến sự nở rộ của phong tục dùng tên để làm vu thuật, hoặc là vu thuật đen tối tiến hành trên cái tên nào đó được viết trong sách, đưa người ấy đi về miền đất chết. Vào lúc ban đầu, việc kỵ húy được lưu hành trong xã hội tầng lớp trên, giữa những nhân sĩ có quyền uy với nhau, nhưng sau lại lưu truyền vào trong dân gian, ảnh hưởng đến từng hộ gia đình, và nó đã trở thành một loại hình tập tục trong dân gian.

Người xưa có tập tục tôn kính tổ tông, do vậy, tên của tổ tiên và tên của người lớn đều bị kỵ huý, không được phép gọi thẳng ra. Trong tín ngưỡng sùng bái tổ tiên của rất nhiều tộc người như tộc Hán, tộc Ngạc Luân Khắc, tộc Ngạc Luân Xuân, tộc Ha Tát Khắc, tộc Bố Y, tộc Tạng v.v. đều có một hạng mục về kiểu cấm kỵ này. Người Ngạc Luân Xuân cho rằng, nếu trực tiếp gọi tên tổ tiên thì đó là thái độ không tôn kính, có thể sẽ chọc giận tổ tiên và sẽ bị giáng tai nạn xuống đầu con cháu. Đối với người bề trên, người bề dưới cũng không dám gọi thẳng tên ra, thậm chí cũng không dám nói cho người khác biết tên của người bề trên, nếu không, người ta cho rằng trong nhà sẽ có người sinh ra con cái không có đốt xương. Nếu như có sự vật nào đó tương đồng với tên của người bề trên thì phải đổi tên của sự vật đó, tức là phải nói tránh đi, nếu không, sẽ bị đoản thọ, chết yểu. Người Hán thì bất luận là nói hay viết, cũng đều kỵ nói đến tên của tổ tiên, tên của người bề trên. Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, vì tên của cha ông là Đàm, vì thế mà phải đổi chữ “Triệu Đàm” thành “Triệu Đồng”, đổi“Lý Đàm” thành “Lý Đồng”; thời Lục triều, vì người ta kỵ húy chữ “đồng”, nên cây ngô đồng bị đổi tên thành cây bạch thiết. Đời nhà Thanh, vì cha của Lưu Ôn Tẩu tên là Nhạc, nên ông suốt đời không nghe nhạc. Từ đó có thể thấy rằng, việc kỵ húy tên trong nhà ở các thời đại là rất nghiêm ngặt. Cho đến thời hiện nay, con cái cũng kỵ húy không được trực tiếp gọi tên của người lớn, càng không được gọi tên tục của họ, ngay đến những từ ngữ đồng âm hoặc cùng nghĩa với tên của bậc trưởng bối cũng bị kỵ huý. Điều kỵ húy đặc biệt là tên của người dưới tuyệt đối không được giống, hoặc gần âm, đồng âm với tên của người bề trên. Nếu không, thì sẽ bị xem là bất kính đối với bậc tiền bối, là một hành vi khi tổ (xem thường tổ tiên). Khi người bề dưới xưng hô với người bề trên thì cần phải dùng danh xưng phân ngôi thứ để thay cho cách gọi bằng tên, ví dụ như gọi là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ v.v. Không chỉ là chỉ xuất hiện giữa người bề trên và kẻ bề dưới trong cùng một gia tộc, mà trong quan hệ giữa thầy trò cũng như thế. Tục ngữ có câu “Con không kêu tên cha, trò không gọi húy thầy”.

Không những kẻ bề dưới kỵ không gọi tên của bề trên, mà ngay trong người cùng vai vế với nhau, thì khi xưng hô cũng có những kỵ huý. Trong quan hệ giao tế, người ta luôn luôn tôn kính đối phương, nên cũng không tiện gọi tên của người ấy. Khi cần hỏi tên của đối phương, thì cũng phải nói một cách rất khách sáo rằng “dám hỏi tôn húy là chi”, “tên húy của các hạ là gì”… Đối với người Ngạc Luân Xuân, giữa vợ chồng cũng không thể kêu tên của nhau. Đối với người Băng Long, phàm là sau khi sinh con thì người khác không được trực tiếp gọi tên của người đó nữa, mà phải gọi theo tên của đứa con, ví dụ như “cha của thằng gì gì đó”, “mẹ của con gì gì đó”. Người Hán cũng có tập tục tương tự. Thậm chí là đã kết hôn, đã sống chung một nhà, thì cũng phải đổi cách xưng hô. Người vợ gọi chồng là “ông xã”, “chủ nhà”, còn người chồng gọi vợ là “người trong nhà”, “người nấu cơm”. Hoặc giả, khi cần gọi nhau thì chỉ dùng “nè”, “ê” để xưng hô với nhau, và thường là rất ít khi gọi tên của người ấy. Đối với người ngoài, khi xưng hô cũng chỉ gọi là “vợ anh gì gì đó”, “chồng chị gì gì đó”, như thế thì sẽ không phạm vào kỵ huý.


Khi đặt tên cho con, thì có rất nhiều kỵ húy. Ngoài việc tránh lấy tên đồng âm hay đồng tự với tên của tổ tiên, của bậc trưởng bối, thì cần phải nghĩ đến sự xung khắc với tướng mệnh, ví dụ như mạng thiếu kim, thì kỵ lấy những chữ có bộ hỏa hoặc có chữ hỏa làm bộ thủ để đặt tên. Tóm lại, không được lấy những chữ tương khắc với bát tự (tức giờ, ngày, tháng, năm sinh - TDK) trong tướng mệnh để đặt. Ngoài ra, trẻ con cũng có tên riêng. Tục cho rằng, gọi tên riêng của người, tức là không tôn trọng người đó, hoặc giả sẽ khiến cho quỷ thần bắt đi, vì vậy mà phải tránh. Người lớn cũng kỵ húy biệt hiệu, trác hiệu mà người khác đặt cho mình, tục ngữ nói rằng: “đi đường thì sợ tà đạo, với người thì sợ trác hiệu”. Trong “Lễ ký, Nội tắc” có nói rằng: “Phàm là những tên gọi thì không được lấy tên của mặt trăng, mặt trời, không lấy tên của quốc gia. Không được lấy tên của ẩn tật, của đại phu sĩ, không dám cùng tên với thế tử”. Trong đó, cách đặt tên gọi phải kỵ tên của mặt trời mặt trăng, kỵ cùng tên của quốc gia, có ý nghĩa là kỵ húy thần thánh, e rằng sẽ mạo phạm đến. Kỵ đặt tên có hàm nghĩa là bệnh tật hoặc nốt ruồi trên cơ thể, nếu không thì sẽ khó mà trị khỏi tật bệnh. Không dám đặt cùng tên với thế tử cũng là cách nghĩ theo quan niệm của tông pháp, biểu thị sự tôn trọng đối với thế tử. Nhưng nếu tên trùng với tên của thế tử mà được đặt trước khi thế tử được sinh ra thì không cần phải đổi tên.
Trong xã hội cũ, hoàng đế và những quan thần có quyền thế còn cưỡng chế hình thành chế độ pháp luật buộc phải kỵ húy tên của mình. Ví dụ như, quan tri châu nọ tên là Điền Đăng, nên kỵ huý chữ “đăng” (đèn), và cả chữ“phóng đăng” (thả đèn) cũng đổi thành “phóng hỏa” (đốt lửa). Vì thế, nó trở thành điển cố về câu thành ngữ “chỉ cho phép quan châu phóng hỏa, chứ không cho bá tánh đốt đèn”. Tần Thủy Hoàng họ Doanh tên Chính, nhằm để kỵ húy chữ “chính”, người ta đổi chữ “chính nguyệt” (tháng giêng) thành chữ“đoan nguyệt”, hoặc đổi cách phát âm của chữ chính (zhèng) thành âm bình(zhēng). Những cấm kỵ kiểu như thế này thì rất nhiều, mà đời Đường - Tống là thời gian mà chế độ kỵ húy đã cực kỳ thịnh hành. Trong pháp điển của đời Nguyên, “hồi tỵ tự dạng” (những chữ cần tránh) nhiều đến một trăm sáu mươi chữ, thêm vào đó là cách kiêng nghĩa chữ, kiêng âm: “kỵ bộ thủ đi cùng với âm” lại càng nhiều vô số kể. Có thể nói, sự nghiêm ngặt trong kỵ húy vào đời Minh - Thanh là đã leo đến đỉnh cao. Việc phạm đến kỵ húy đã trở thành một bộ phận quan trọng trong vụ văn tự ngục, cách tránh kỵ húy là đổi chữ, tránh âm, chữ rỗng, thiếu nét v.v. Vào thời kỳ đầu, kỵ huý chỉ là một vài luật lệ quy định, nhưng từ đời Hán về sau, theo sự tích tụ của năm tháng, thì những“phép húy”, “luật húy” này cũng đã dần dần được đột phá và bùng phát.

NHỮNG CẤM KỴ VỀ NGÔN NGỮ
Nguyên nhân chủ yếu sản sinh ra cấm kỵ chính là tư tưởng mê tín, người ta luôn cho rằng, nói ra những điều bất cát, những chữ bất tường, thì những điều bất cát bất tường ấy sẽ giáng xuống. Vì thế, khi nghe thấy những lời không tốt lành, người ta sợ những điều bất cát bất lợi ấy cũng bám theo, do vậy mà phải đổi sang dùng chữ khác để thay thế chữ đó.
Có nhiều cách để thay thế chữ. Một trong những cách đó là dùng cách nói ẩn dụ, ví dụ như trong tiếng Hán hiện đại, người ta dùng chữ “mang màu” để chỉ người lính bị thương trong trận chiến, còn người miền Nam thì gọi là “đeo hoa”. Một loại khác là dùng điển cố, ví dụ như tiếng Hán thời xưa gọi hiện tượng bị bệnh sắp chết là “di lưu”, tức là dùng điển cố Chu Thành vương trong“Thượng thư, Cố mệnh”, hoặc gọi là “dị quý”, tức là dùng điển cố Tăng tử đổi chiếu khi sắp lâm chung trong “Lễ ký, Đàn cung”.
Một kiểu khác nữa là dùng từ giả thác (từ vay mượn), ví dụ như trong tiếng Hán hiện đại, người ta gọi cái chết của hoàng đế là “yến giá”, với ý nghĩa là ông ấy không thiết triều nữa, ấy là do xe giá đến muộn; gọi cái chết của quan lại được phong ấp là “quyên quán xá”, ý là ông ấy đã không còn nữa, là vì lẽ ông ta đã vứt cái quán của ông đi chỗ khác rồi. Còn cái chết của tăng ni Phật giáo thì gọi là “viên tịch”, có nghĩa là người ấy đã hoàn toàn chìm vào trong giây phút niệm kinh. Cái chết của nhân sĩ đại phu thì gọi là “khí đường trướng”, có nghĩa là ông ấy đã vứt bỏ sự nghiệp, chức vụ của mình, đi nơi khác kiếm ăn rồi. “Tây quy” (về tây) là từ để nói về cái chết một cách thông thường nhất. Mặt trời lặn ở núi tây, chim đã quay về tổ. Chữ “tây” mang nghĩa phái sinh từ chữ“yên nghỉ”, mà hướng tây là nơi mặt trời lặn, thì tự nhiên, nó cũng chính là miền đất âm u, là nơi đi vào cõi âm vậy. Mộ táng thời xưa của người xưa cũng có nhiều chiếc quay đầu về hướng tây.
Một loại dùng từ thay thế khác là dùng tên của vật tương tự. Ví dụ như, người Trường Sa kỵ nói đến chữ “hổ”, bởi vì chữ “phủ” (cái phủ), “phủ” (mục nát) lại đồng âm với chữ “hổ”, vì thế mà người vùng Trường Sa đổi “đường Phủ Chính” thành “đường Miêu Chính”, “phủ nhũ” (đậu nhự) thành “miêu nhũ”(sữa mèo). Loại phổ biến nhất là đổi sang dùng chữ phản nghĩa. Ví dụ như“Thái Bình môn” trong nhà hát kịch có nghĩa gốc là tránh mọi điều không may, để mọi người bước vào cánh cửa của sự sống, nói thái bình chính là nghĩa trái ngược của chữ tai nạn, sự cố. Người khách trên thuyền kỵ nói đến “vãng”(đến), “phiên” (lật), vì vậy mà gọi “cây trâm” thành “chiếc đũa”, “vải buồm” là“giẻ lau”. Họ kỵ nói đến “lê” (quả lê), “tán” (cái dù che mưa), mà gọi là “quả tròn”, “nón lá thẳng”, vì nhằm để tránh ý nghĩa “ly tán”. Người ta cũng kỵ nói“khổ qua” mà gọi là “dưa mát”, vì để tránh chữ khổ khởi đầu cho sự gian nan, tương tự, người ta kỵ nói “uống thuốc”, mà gọi là “uống trà ngon” để tránh nghĩa bệnh tật. Hiện tượng tránh hung cầu cát thể hiện trong lời nói này, trong dân gian gọi đấy là lấy lời may.
Ngoài ra, người ta còn kỵ nói đến những từ ngữ hàm ý cùa phá sản. Trong tất cả những tiếng xấu, ngoài những từ nói về chết chóc và bệnh tật là khiến cho người ta sợ hãi, phải kỵ húy, thì người ta còn kỵ húy cả những từ ngữ nói về sự phá gia bại sản. Vì sự hung cát của tài vận đều liên quan trực tiếp đến vận mệnh của con người, sự giàu nghèo trong cuộc sống, vì vậy mà dân gian rất xem trọng và luôn nghĩ đến sự phát tài ở mọi lúc mọi nơi, và cũng cẩn thận đề phòng phá sản ở mọi lúc mọi nơi.
Trong khoảng thời gian mùa xuân, người người nhà nhà đều phải cúng tế thần tài. Nếu gặp đúng một đứa bé nào đứng dựa cửa bán tranh thần tài mà rao rằng: “Rước thần tài đến” thì mọi người sẽ vội vàng kéo ra, đến cửa mà trả lời: “Tốt quá, tốt quá, nào, nhà chúng tôi thỉnh một bức”. Nếu như không muốn mua thì cũng không được nói “không cần”, càng không được đuổi đi, mà chỉ cần nói là “đã có rồi”. Mùa xuân là đầu của một năm, do vậy dân gian cho rằng, nếu đắc tội với thần tài thì suốt cả năm đó sẽ không có thần tiên nào đến cửa. Trong thời gian đó, nếu trẻ com có những lời mạo phạm đến thần tài thì mọi người sẽ nói là “lời trẻ không kỵ” để giải trừ những điều xấu. Người xưa khi gặp gỡ và chào nhau thường chắp tay mà nói: “Cung chúc phát tài, cung chúc phát tài”. Vì sự tốt xấu của tài vận có liên quan mật thiết trực tiếp đến lợi ích của con người, vì vậy mà dân gian rất xem trọng việc này.
Trong thời gian bình thường cũng không được nói ra những lời mang tính uế tạp. Quan niệm về vinh nhục trong dân gian cũng đủ để hình thành một vài cấm kỵ liên quan đến ngôn ngữ tục mang ý tục tĩu, thông thường thì người ta cho rằng, những từ ngữ dính dáng đến hành vi tính giao và cơ quan sinh thực khí chính là một kiểu từ ngữ uế trọc, dơ bẩn, vì thế nên những người được xem là có giáo dục hay người đứng đắn đều rất e dè, không dám hé răng.
“Trứng” (蛋đản) là một từ ngữ thường thấy trong việc chửi mắng, vì vậy, chữ “trứng” này đã trở thành từ ngữ mà mọi người ai cũng tránh né. Trong“Bắc Bình phong tục loại trưng” (北平風俗類征), Lý Gia Đoan đã đàm đạo:“Những từ ngữ mà người Bắc Kinh dùng để chửi mắng, thì chắc chắn sẽ dùng chữ “trứng” (北人罵人之辭,輒有蛋字). Những chữ gọi là “hỗn đản” (混蛋 đồ cà chớn), “đảo đản” (倒蛋 khốn kiếp), vương bát đản” (王八蛋 đồ khốn nạn)… đều là chữ “trứng” trong các món ăn, tất sẽ phải tránh dùng. Trứng gà còn gọi là“con của gà” (雞子兒), trứng ốp la gọi là “tùng hoa” (松花), trứng chiên gọi là“món trải vàng” (攤黃菜), trứng đập gọi là “món vàng trôi” (流黃菜), trứng luộc gọi là “trái lăn” (沃果兒), canh trứng gọi là “canh mộc tê” (木樨湯). Mộc tê tức là cây quế hoa, vì trứng khi nấu chín có sắc như hoa quế, vì vậy mà dùng tên mộc tê để gọi thay.
Trong dân gian, người Hán thường cho rằng những từ ngữ quan hệ đến hành vi tính giao và cơ quan sinh thực khí là một loại từ ngữ uế trọc, nếu nói ra bất nhã. Vì vậy, khi không thể không nói đến cơ quan sinh dục, thì người ta dùng những từ “hạ bộ” (下部), “âm bộ” (下部) để thay thế. Do có quan niệm cho rằng cơ quan sinh dục của phụ nữ là không sạch sẽ, cộng vào đó là quan niệm nam tôn nữ ty, người ta cũng phải kiêng kỵ dùng những từ về sinh thực khí nữ trong lời nói, có khi còn mang sắc thái chê khen, trọng khinh khác nhau. Ví dụ như trong “Tạp khí vườn đậu” (菽園雜記), Lục Dung đã nói: “Kiêng nói đến chữ bừa bãi (lang tịch), vì vậy mà gọi cái búa (lang đầu) là hưng ca” (忌狼藉,故稱榔頭為興哥). Lang đầu là cách nói của người xưa để chỉ cơ quan sinh dục của đàn ông, ở đây lại thay bằng “Hưng ca” (anh chàng nổi cộm), rõ ràng nó đã mang một tình cảm yêu thương trìu mến, đã vừa thể hiện tư tưởng xem trọng người nam, lại vừa thể hiện quan niệm của một bộ phận nam giới cho rằng cơ quan sinh dục nam hoàn toàn không có gì là không sạch sẽ.
Khi nói đến hành vi tính dục thì càng có những kiêng kỵ tránh nói đến nó một cách trực tiếp. Tính dục trong thâm tâm của người xưa đã trở thành một điều tà vẹo và đáng phải xấu hổ, trở thành một chuyện chỉ có thể thập thò lét lút mà thôi. Mặc dù là quan hệ vợ chồng chính đáng, bình thường, nhưng cũng phải dùng những từ ngữ mang tính chất văn nhã để thay thế nó, ví dụ như “làm việc” (辦事), “chuyện phòng the” (房事), “cùng giường” (同床), “cuộc sống vợ chồng” (夫妻生活). Còn quan hệ tính giao bất chính thì càng có nhiều từ ngữ bị kiêng kỵ, thường dùng là “cái tội phong lưu” (風流罪), “cái nợ phong lưu” (風流債), “có lòng hướng ngoại” (有外心), “có cuộc gặp gỡ bên ngoài” (有外遇), “tơ tưởng tình xuân” (懷春), “thua cuộc bằng tấm thân” (輸身), “đi trên đường hoang dã” (走野路), “hái hoa” (采花)… Trong các tác phẩm văn học cổ điển , thì từ “mây mưa” thường được dùng để gọi sự giao hợp của nam và nữ. Trong“Văn tuyển, Tống Ngọc (Cao Đường phú) tự” có thuật lại chuyến đi chơi đến đài Vân Mộng giữa Sở Tương Vương và Tống Ngọc, khi gặp khí mây thì Sở Tương Vương hỏi Tống Ngọc rằng: “Đây là khí gì?” Tống Ngọc trả lời rằng:“Đây gọi là mây sớm”. Sở Tương Vương lại hỏi: “Tại sao gọi là mây sớm?”Tống Ngọc đáp lời: “Sở Hoài Vương từng đi chơi đến Cao Đường, trong giấc mộng đã cùng thần nữ Vu Sơn tương hội, khi thần nữ sắp dời chân đi thì bảo rằng mình ‘sớm làm mây, chiều làm mưa’. Sớm sớm chiều chiều dưới chốn Dương Đài”.


Từ thời xưa, những cấm kỵ về từ ngữ chỉ sự bài tiết đã xuất hiện, trong văn ngôn, người ta gọi là “xuất cung” (出恭), “rửa tay” (淨手), “giải phóng bàn tay”(解手) v.v. Tương truyền rằng, sau khi Lưu An đời Hán chết đi, được bay về trời, do “tọa khởi bất cung” (ngồi xuống mà không kính), khiến tiên bá chủ giảđã tấu trình lên cho thiên đế rằng Lưu An bất kính, vì vậy mà Lưu An bị biếm trích ba năm, vì vậy mà mới xuất hiện từ “xuất cung”. Theo sự giải thích của“Từ nguyên” thì, vào đời Minh, trong chế độ khoa cử, người ta có làm thẻ xuất cung nhập kính (ra cung vào kính). Nếu như sĩ tử ai muốn đi đại tiện thì đầu tiên sẽ nhận lấy tấm thẻ này, sau nhân đó mà gọi việc đại tiện là xuất cung, đồng thời gọi đại tiện là đại cung, tiểu tiện là tiểu cung. Bắt đầu từ thời Nguyên, trong trường thi của chế độ khoa cử, người ta cũng làm thẻ “xuất cung” (ra cung), “nhập kính” (vào kính), nhằm tránh tình trạng để thí sinh tự ý rời ghế ngồi của mình. Ban đầu, từ “xuất cung” là dùng cho nam giới, sau đó thì dùng cho cả nam và nữ. Đoạn thứ ba trong “Vườn Hồi Xuân” (懷春園), Quan Hán Khanh có nói: “Trà của tôi đón khách Tam đảo, canh thì dâng cho khách Ngũ hồ, uống đến bảy tám chén thì tự ý đi xuất cung” (俺這裡茶迎三島客,湯送五湖賓, 喝上七八盞, 管情去出恭). Và bởi vì, sau khi đại tiểu tiện thì cần phải rửa tay, vì thế mà lại gọi việc đại tiểu tiện bằng hai chữ “rửa tay”. Trong “Kim Nguyên tán khúc, Hồng Tú Hài” (金元散曲‧紅繡鞋) có nói: “Chuyện này làm sao làm cho xong, tôi sợ đến nỗi phải rửa tay trong chậu” (這場事怎干休,唬得我摸盆兒推淨手). “Đi rửa tay”, “đi giải phóng” trở thành cách nói uyển chuyển để chỉ việc đại tiểu tiện. “Đi rửa tay” là cách nói khá phổ biến của người hiện đại, kỳ thực, từ đời nhà Tống, Nguyên thì cách nói này đã xuất hiện rồi. Ví dụ như, trong “Kinh bản thông tục tiểu thuyết, Thố tạm Thôi Ninh” (京本通俗小說‧錯暫崔寧)cũng có viết: “Sau một lúc hàn huyên, Ngụy Sinh bèn đứng dậy đi giải phóng bàn tay” (餘了些寒溫,魏生起身曲去潔解手).
Ngoài ra, trên một vài phương diện khác còn có những cấm kỵ về từ ngữ mang tính khêu gợi sự xấu hổ, nhục nhã. Ví dụ như, thường thì người ta kỵ để người khác nói đến mình và loài súc vật cùng một lúc, đối với người khiếm khuyết sinh lý thì họ cũng kỵ người khác trêu chọc trước mặt mình. Ví dụ như các loại súc vật thỏ, chó, lừa, trâu là từ thường dùng để mắng chửi người, vì vậy mà người ta thường kiêng kỵ không nói đến những con vật này trước mặt người khác, nếu không sẽ làm tổn thương người ta, gây ra những xích mích với nhau. Trong “Hậu Hán thư, Mã Viện truyện” có câu danh ngôn: “Nghe thấy điều lỗi lầm của người thì cũng như nghe thấy tên của cha mẹ, tai thì có thể nghe vậy, còn miệng thì không nói được vậy”. Những điều kiêng tránh đối với những khuyết điểm đối cới con người này được lưu hành suốt từ xưa cho đến nay. Trong một xã hội chuộng sĩ diện như , thì người có khiếm khuyết nào đấy trên thân thể sẽ luôn có một tâm lý kiêng dè rất mạnh mẽ đối với những khiếm khuyết trên thân thể của mình. Trong việc diễn đạt những khiếm khuyết sinh lý, người ta đều có gắng đến mức tối đa là dùng những từ ngữ uyển chuyển. Ví dụ như “lỗ tai điếc”thì đổi thành “nghe quen tai”, hoặc “lỗ tai có chút không tốt”, “lỗ tai bị bất tiện một tý”, còn người xưa thì sẽ nói là “nặng tai”.

Có một vài từ ngữ cấm kỵ khó mà lý giải được ý nghĩa trên tầng bề mặt của nó, nhưng người đời sau thì luôn tìm một cách giải thích bằng một câu chuyện ngẫu nhiên nào đó hay một truyền thuyết nào đó. Thời xưa, người Sơn Đông khi kết giao bạn bè, họ không thích để người khác gọi mình là “đại ca”, nếu như anh gọi là “đại ca” thì người ấy tất sẽ không vui. Đó là do sự lưu truyền rộng rãi của câu chuyện “Thủy Hử” trong vùng Sơn Đông, chuyện kể về hai anh em nhà họ Võ, người anh tên là Võ Đại Lang, không những anh ta bị Tây Môn Khánh cướp con yêu phụ Phan Kim Liên của mình đi, mà còn bị tên gian phu ấy hạ độc mà chết; người em thứ hai tên là Võ Tòng thì vốn là anh hùng đánh hổ núi Cảnh Dương, sau lại giết Tây Môn Khánh ở lầu Sư Tử để trả thù cho anh mình. Chúng ta ai cũng biết rằng hai anh em nhà họ Võ sống ở Sơn Đông, vì vậy mà người Sơn Đông thường kỵ không gọi là “đại ca”, bởi vì “đại ca” Võ Đại Lang này là một người mặt mày xấu xí, yếu đuối bất lực, cuối cùng lại bị gian phu hạ độc chết. Trong khi đó thì “nhị ca” Võ Tòng là người nghĩa hiệp, võ nghệ cao cường, nên ai ai cũng đều yêu mến kiểu “nhị ca” này. Vì vậy, nếu bạn gọi người khác là “nhị ca” thì được xem như là một cách gọi tôn trọng anh ta, giống như xem anh ta là một anh hùng đánh hổ, anh ta tự nhiên sẽ rất vui mừng.

Sự cấm kỵ trên phương diện ngôn từ cũng liên quan nhiều đến phong tục tập quán, là một bộ phận trong văn hóa dân tục. Ở các khu vực khác nhau, trong các nghề nghiệp khác nhau thì cũng có sự khác biệt trong cấm kỵ ngôn từ. Nếu không hiểu được những hiện tượng này thì không những tạo ra những trở ngại trong quan hệ giao tế, mà thậm chí còn có thể làm tổn hại đến đối phương, ảnh hưởng đến sự đoàn kết.

NHỮNG CẤM KỴ VỀ HÀNH VI

Những cấm kỵ trong hành vi thường ngày luôn có quan hệ chặt chẽ với vận mệnh của những người có tín ngưỡng, một khi mà nhận được thông tin về cấm kỵ, thì họ sẽ tích cực tham gia tuyên truyền cấm kỵ với một thái độ rất nghiêm túc. Nhưng, do những cấm kỵ trong hành vi thường ngày là quá phức tạp, rối rắm, người ta không thể chấp hành toàn bộ những cấm kỵ; và có cả những cấm kỵ mà người ta cũng không muốn tuân theo. Do vậy, khi tiếp nhận thông tin về cấm kỵ, thì đồng thời, người ta cũng xây dựng một biện pháp để tránh cấm kỵ và phá bỏ cấm kỵ.
Người Bắc Kinh thời xưa bảo nhau “Không nói đến ma quỷ dưới ánh đèn, không nhắc giặc cướp dưới ánh đèn”, nguyên nhân là người ta tin rằng, nói ma thì ma đến, nhắc tà thì tà theo. Nhưng, con người luôn thích nghe chuyện kể về ma quỷ, vì vậy mà đã phát minh ra một biện pháp tránh tà, khi nói đến ma thì chỉ cần đặt quyển Hoàng Lịch thời hiến thư lên trên bàn thì có thể nói thoải mái, không bị cấm kỵ. Ngay đến cấm kỵ không nhắc cướp dưới ánh đèn cũng có thuật phá giải: khi nhắc đến thì lấy một chén trà đặt lên bàn, như thế thì có thể khiến cho người quân tử trên rường nhà không dám ghé thăm.
Ở một vùng Dịch Châu, Hà Đông tỉnh Sơn Tây, người ta kỵ để cháu dòng ngoại hớt tóc ở nhà cậu. Nếu cần phải hớt thì nên dẫn cháu đến đường lộ ở bên ngoài cửa, như thế thì sẽ không được tính là nhà của cậu, và sẽ phá được cấm kỵ. Nếu nút áo của trẻ em bị vuột mất, thì phải cởi ra và đính lại, vì nếu đính nút áo ngay trên thân người thì người ta tin rằng trẻ sẽ trở nên bị câm. Để phá cấm kỵ, người ta có thể cho trẻ cắn một sợi chỉ trong mồm, như vậy thì cho dù là có đính nút ngay trên thân, trẻ cũng sẽ không bị câm. Người ta kiêng kỵ để trẻ khóc vào ban đêm, vì những người mê tín cho rằng, đó là điềm không tốt. Nếu không mời thầy thuốc, cũng không tìm ra được nguyên nhân thì không được nói cho người khác biết, mà tự mình viết một cái thiếp, dán ở đầu tường phía bên ngoài đường đi (không viết tên): “Thiên hoàng hoàng, địa hoàng hoàng, trong nhà tôi có đứa khóc đêm. Hỡi người quân tử đi ngang qua đường xin niệm cho ba lần, rằng một giấc ngủ dài đến sáng”.

Chuyện đau ốm thuốc men vốn là chuyện xui xẻo, sức khỏe của người bệnh chỉ hy vọng vào thuốc men mà thôi. Nhằm để thuốc có thể phát huy hiệu quả tốt, khi uống thuốc, người bệnh cần phải tuân thủ những cấm kỵ từ lời nói cho đến hành vi. Mọi người đều hy vọng rằng, thuốc vào là bệnh ra, vì vậy, dân gian thường dùng những cấm kỵ để giữ gìn hiệu quả của thuốc. Ở phía TâyNam của Triết Giang, không được để thuốc trên bếp, vì sẽ phạm đến thần táo, thuốc sẽ bị mất tác dụng và hiệu lực. Không được đổ bã thuốc dồn một chỗ, mà phải đổ đi ngay lập tức, người ta cho rằng, bã thuốc càng được đổ nhanh thì bệnh sẽ càng mau hết. Không được gấp ngược đơn thuốc lại, mà phải gấp xuôi. Vùng Nam Kinh, Giang Tô thời xưa cho rằng, nếu gấp ngược đơn thuốc, thì có nghĩa là thuốc ngược đi lại với bệnh, không có công hiệu chữa bệnh. Nước thuốc đã sắc xong cũng không được đem qua ngạch cửa, vì khi để thần cửa ngửi qua, thuốc sẽ bị mất tác dụng hoặc sẽ phản tác dụng, khiến bệnh không khỏi được hoặc là sẽ trầm trọng hơn thêm. Củi đốt dùng để sắc thuốc tuyệt không được dùng loại cây chương 樟, vì chương hài âm với trương 張, nếu như thế thì sẽ khiến cho Trương Quả Lão trong bát tiên sẽ nổi giận, khiến cho thuốc mất đi tác dụng.

Khi sắc thuốc, nếu để cho siêu sắc thuốc bị vỡ thì người bệnh sẽ không thể có ngày thuyên giảm. Sau khi uống thuốc xong, người bưng thuốc cần phải nói: “tránh tránh bệnh tật, đi qua nơi khác đi”. Kiểu cầu chúc như thế có thể giúp cho người bệnh mau lành bệnh. Đối với người Hà Nam, khi uống hết chén thuốc thì kỵ không được đổ cặn thuốc một cách bừa bãi, tục ngữ có câu: “cặn thuốc đổ trên cao không đổ dưới thấp”, lại cấm kỵ không được đổ trên đống rác và trong nhà xí. Người ta tin rằng, nếu đổ bỏ ở những nơi không thích hợp thì sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh. Người Hán thường cho rằng, tốt nhất là đổ cặn thuốc lên đường lộ lớn, bã thuốc sau khi đã sắc xong thì đổ ra bên ngoài cửa, để cho ngàn người đạp, vạn người chà, có như thế thì mới đuổi được bệnh ra khỏi cửa, tiêu giải tai ương.
Khi uống thuốc thì kỵ không được nói là “uống thuốc”, mà đổi thành “uống trà”. Ví dụ như, dân gian ở một vùng Giang Tây đều gọi uống thuốc là “uống trà ngon”. Đây chính là sự kiêng tránh những điều bất cát bất lợi trong lời nói, nhằm giảm nhẹ gánh tâm lý cho người bệnh. Ở các khu vực Triết Giang, Tô Nam, Giang Tây, kỵ không được uống thuốc trong nhà bếp, mà phải mang siêu thuốc, lò thổi ra hành lang hoặc vào phòng bệnh nhân mà sắc thuốc. Kỵ dùng nắp đậy siêu thuốc, mà phải lấy giấy nhúng nước để đậy miệng siêu. Khi giấy khô thì thuốc cũng chín tới, như thế mới có thể tránh làm cho vị thuốc bốc hơi ra ngoài. Người đời thường nói rằng, Táo vương và Dược vương có mối thù với nhau, hai bên không dung chứa nhau, nếu sắc thuốc trong nhà bếp thì sẽ không có lợi cho bệnh nhân, mà thuốc thì cũng dễ bị tản mát trong nhà bếp. Kỳ thực, người ta không sắc thuốc trong nhà bếp là nhằm tránh để thuốc bị nhiễm dính đến tương dầu.
Nhu cầu về tính dục và nhu cầu về ăn uống là hai dục vọng lớn nhất và cơ bản nhất của con người, vì vậy mà hoạt động tính dục cũng chính là một phương diện quan trọng trong đời sống của chúng ta. Do vậy, trong sinh hoạt giới tính sau hôn nhân, dân gian cũng có nhiều cấm kỵ. Trong Lễ ký, Nguyệt lệnh có viết: “… là tháng vậy (tháng ba), phân ra ngày và đêm, tiếng sấm mới phát ra. […] có người không kiêng trong thời gian ấy, khiến trẻ sinh ra không được toàn bị, vì gặp phải hung tai”. Kiêng kỵ ở đây chính không giao hợp khi có tiếng sấm vang vào tháng ba, đây có lẽ là những ghi chép sớm nhất của chúng ta về kiêng kỵ trong quan hệ tính giao.
Trong Thiên Kim Phương, Đường Tôn Tư Mạc đã có ghi chép tường tận hơn về những cấm kỵ trong quan hệ tính giao, quy ra làm ba loại lớn: Một là không sinh hoạt chăn gối khi có những hiện tượng tự nhiên dị thường xảy ra, như lúc gió to mưa lớn, chớp giật sấm vang, trời đất tối tăm; vào giờ khắc nhật thực, nguyệt thực thì không được làm tình. Nếu làm tình trong môi trường tự nhiên khủng khiếp đến như vậy thì tâm lý lo lắng không yên, không có tình hứng, sẽ gây trở ngại cho đời sau. Hai là cấm kỵ hành vi tính giao ở nơi sáng sủa như ban ngày, nơi đông người và có đồ vật bừa bãi, ví dụ như ở trên núi cao, trên sông lớn, bên giếng, bên bếp, hoặc trước đống lửa. Nếu làm tình ở nơi “sáng như ban ngày” thì sẽ bị người ta trông thấy, và sẽ bị quần chúng khiển trách. Người nông phu ở Triết Giang cấm kỵ nhất là bắt gặp đôi nam nữ vụng trộm nơi hoang vu, người ta cho rằng nếu như gặp phải hành vi giao hợp ngoài trời thì đó là một chuyện rất xui xẻo. Ba là những cấm kỵ theo ngày giờ, vào những ngày giờ đại cát hoặc đại hung như ngày giáng sinh của thần Phật, ngày Canh Thân Giáp Tý, ngày bản mệnh… thì không được có hành vi quan hệ tính giao.


Việc vợ chồng giao cấu trong phòng ngay vào ban ngày cũng đã xa lạ tập tục sinh hoạt truyền thống, do vậy mà cũng thuộc vào những cấm kỵ nghiêm trọng. Luận ngữ trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc cũng từng nói, Tể Tử “ngủ ban ngày”, Khổng Tử sau khi biết được bèn mắng lớn: “Gỗ mục không thể khắc chạm, tường trên đất phân thì không thể trát vôi được vậy”. Ông cho rằng, quả thực là Tể Tử đã vô phương cứu chữa, là đã hết cách rồi. Trong Ngụy thư, Hiếu Văn Vương liệt truyện cũng thuật lại câu chuyện rằng, Ngụy Cao Tổ muốn để con trai của mình ăn sáng xong thì vào nội cung để hưởng dục lạc với vợ, các vị đại thần tộc Hán của ông ta cật lực phản đối, vì cho rằng như thế là không tốt, phải ngăn chặn không cho nó xảy ra. Người thời xưa cho rằng, nếu giao cấu vào ban ngày thì sẽ khởi lòng dâm tà, tất sẽ mạo phạm đến thần linh, chọc giận trời đất, thần linh sẽ giáng tội xuống người gây ra việc, hoặc là bệnh hoặc là chết, đại họa chắc chắn sẽ đến.
Về những cấm kỵ trong hành vi thường nhật thì nhiều đến mức khó mà kể ra được. Những cấm kỵ này đều quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, nó mang những thuộc tính của cuộc sống rất mạnh mẽ, thậm chí có thể nói rằng, bản thân con người là một sản phẩm thu nhỏ của cuộc sống. Một loại là chuẩn tắc sinh hoạt được dân tục hóa, một loại là những hành vi xuất phát từ thái độ tâm lý cầu lấy điều tốt đẹp, đuổi những cái xấu xa. Vì vậy mà có khi, chúng ta khóđánh giá phê bình chúng dựa trên cái chuẩn tắc thị phi, cho rằng đó là điều mê tín hay khoa học, tiên tiến hay lạc hậu.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG VIỆC CHỌN BẠN
Người xưa rất thích được giao kết đi lại với người khác, nhưng do có sự hạn chế của thế tục và những suy nghĩ về sự lợi hại cho bản thân mình, nên những người được kết bạn cũng phải là những người đã được lựa chọn, phải tuân theo một vài tập tục cấm kỵ.

“Nam nữ thụ thụ bất thân”, “nam nữ khác nhau”, “nam nữ không ngồi cùng chiếu”, “em gái vợ không đến nhà anh rể” đều là những cấm kỵ nhằm tránh để những hành vi tính giao không chính đáng giữa nam và nữ có thể xảy ra;“trước nhà quả phụ thị phi nhiều”, vì vậy mà ngay cả đến con của bà quả phụ cũng “không gặp gỡ, chỉ làm bạn với Phật”; từ cấm kỵ mà nhìn nhận, thì việc giao tiếp qua lại giữa người và người đều phải qua một sự chọn lựa, tục ngữ nói rằng, “Qua ruộng dưa không nhặt dép, đến vườn mận không sửa mũ”, “bé trai không động đến lẵng đường mè, gái khuê không nhìn vườn dưa cải” đều tránh để người ta nghi ngờ cho rằng những hành vi của mình có động cơ không trong sáng. Loại kiêng kỵ này phát triển đến mức cực đoan, thậm chí đã đi đến mức thấy người chết mà không cứu, như “người hiền không tiến cử thầy thuốc, người khôn không dâng thuốc”, “không cứu người bị chết đuối”… Những điều này đã trở thành một loại chuẩn tắc về hành vi tự tư tự lợi về sau này.
Dân gian còn cho rằng, hoàn cảnh khách quan là một nhân tố quan trọng gây nên họa hoạn, nên ngoài những hành vi lương thiện của bản thân mình thì cũng phải chú ý đến sự chọn lựa trong khi kết giao qua lại với người. Tục ngữ cho rằng, “theo người tốt thì học theo người tốt, theo bà đồng thì học theo bà đồng”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, vì vậy mà cần phải kết giao với người tốt. Trong dân gian có kiểu nói rằng “thà là đánh lộn với người mặt đỏ, chứ không thèm nói chuyện với kẻ mặt vàng”, “mắt vàng tròng xanh, chớ kết giao tình”, tuy đó cũng chưa hẳn là điều khoa học, nhưng nó cũng phản ánh nguyện vọng giao kết với người tốt của dân gian. Kiêng kỵ, tránh xa vốn là một phương thức chủ yếu của cấm kỵ. Nếu như biết rằng cái gì đó ẩn chứa sự nguy hiểm, thì cần phải cắt đứt mối quan hệ với nó.
Trong quan hệ xã giao của con người, nếu như một bên bị bệnh, thì người không bị bệnh có khả năng hình thành sự uy hiếp đối với anh ta, hoặc giả, nói ngược lại, anh ta cũng có thể tạo nên những sự uy hiếp đối với người khác. Vì vậy, người bệnh cần phải chấm dứt hoặc cố gắng giảm thiểu quan hệ xã hội, nhằm tránh gây ra những nguy hại cho nhau. Các tộc Hán, tộc Miêu, tộc Ngõa, tộc Lạc Ba, tộc Dao, tộc Phổ Mễ, tộc Tạng, tộc Di, tộc Đồng v.v. đều có tập tục“kỵ cửa”, nghĩa là dùng những vật như nhành cây, cỏ, cờ, giày, vải đỏ, nón trúc… làm dấu hiệu lên cửa, cấm để người khác bước vào. Có một số người còn kết hợp với tín ngưỡng quỷ thần để giải thích cho tính thiết yếu của “kỵ cửa”. Tục xưa còn có tập tục đầu tháng âm lịch (ngày sóc) không tiếp khách. “Phong tục thông nghĩa” viết: “Sách địa chí nói rằng ‘tiếp khách vào ngày sóc tất có đánh nhau’”.
Người lớn tuổi cũng kỵ không ngủ lại, vì e rằng sẽ có chuyện bất trắc. Tục ngữ có câu: “Người bảy mươi tuổi không giữ lại qua đêm, người tám mươi tuổi không mời ngồi lại”. “Người bảy mươi tuổi không giữ lại dùng cơm, người tám mươi tuổi không giữ lại qua đêm”, đều chỉ ý nghĩa này. Trong việc kết bạn qua lại thì kỵ không qua lại với hòa thượng, đạo sĩ, ni cô. Tục ngữ nói “Cửa trước không để ni cô vào, cửa sau không để hòa thượng tới”, “Biết giao kết bạn bè, thì kết giao với thợ sắt, thợ mộc; không biết kết giao bạn bè thì mới kết giao với đạo sĩ, hòa thượng”, trong đó, ý nghĩa mà người ta tránh né chính là sợ phải nhận lấy điều tai bay va gửi. Đối với tộc người Băng Long thời xưa, trong thời gian săn thú, gieo mạ thì kỵ khách đến thăm, nếu không, người ta cho rằng có đi săn mà không có thú, có trồng mà mầm không mọc, thú và mầm cây đều bị linh hồn của người ngoài bắt đi mất. Đây chính là một niềm tin tập tục quy tội cho người khác, vì vậy, trong những trường hợp đặc thù này thì kỵ không qua lại bạn bè với người khác.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG QUAN HỆ GIAO TẾ

Ngoài những lúc có việc đặc biệt ra, người xưa lúc nào cũng rất háo khách. Nếu tiếp đón khách không chu đáo thì sẽ bị hàng xóm láng giềng, người thân dòng tộc chê cười, miệt thị. Đối với người Ha Tát Khắc, bất kể là người chưa gặp qua hay là người qua đường, bất kể là người quen hay lạ cũng đều phải tiếp đón chân tình. Ngạn ngữ của họ có câu: “Nếu để người ta ra đi vào lúc trời chiều, thì chỉ có nhảy xuống sông mới rửa sạch được điều nhục nhã này”. Người tộc Ngoã cũng kỵ không để khách lạ qua đường phải ngủ ở bên ngoài, nhất định phải mời vào trong. Nếu không, người chủ nhà này sẽ bị người trong tộc chỉ trích.

Đối với tộc người Hán, khi có khách đến nhà thì cần phải chủ động ra đón tiếp, chào hỏi, mời ngồi, kỵ không nói gì và không thèm để ý đến khách, hoặc là chỉ lo nói mà không mời khách ngồi. Sau khi khách ngồi thì kỵ không được lau bàn, quét nhà, hoặc chỉ luôn miệng mời khách uống trà mà thực ra là không rót trà, hoặc nói chuyện cả buổi mới rót trà mời khách. Tất cả những điều này đều là biểu hiện của ý “đuổi khách”, là một điều bất kính đối với khách, không hoan nghênh khách. Nếu là khách là người tôn quý, thì ngoài việc bưng mời trà, mời thuốc ra, còn phải thết rượu, cơm để tiếp đãi. Thông thường có các kiểu tiếp đãi khách là “trà ít, rượu đầy, thuốc nguyên hộp”. Khi mời trà, rượu, thuốc thì cần phải đưa bằng hai tay, kỵ đưa bằng một tay. Nếu kính khách bằng điếu tre thì phải lau sạch đầu thuốc, nhét sợi thuốc vào và phải chủ động châm thuốc cho khách. Khi châm thuốc thì kỵ châm cho ba điếu thuốc chỉ bằng một que diêm. Khi cần châm trực tiếp giữa hai điếu thuốc, thì cần cầm đầu hút (tức phần gốc điếu) cho khách, kỵ không đưa đầu điếu trực tiếp cho khách. Kính rượu cho khách uống càng nhiều càng tốt, kỵ việc chỉ một mình uống mà không mời khách, khi thết tiệc đãi khách thì kỵ để con cái cùng ăn chung bàn, càng cấm kỵ đối với vợ và con gái. Khi đãi khách, thì thường kỵ để số lượng món là số lẻ, mà thích số chẵn, để lấy ý “việc tốt thành cặp”. Thết đãi khách kỵ nhất là không có rượu. Người Ngoã có cách nói rằng “không rượu không thành lễ, nói sẽ không giữ lấy lời”.

Thứ tự vị trí ngồi (ngôi thứ) khi thết đãi khách là một điều rất được dân gian xem trọng. Đầu tiên là phải đặt đúng vị trí cho bàn tiệc. Trong dân gian có câu“Bàn tiệc không ngay không ngồi”. Nếu thết tiệc trong nhà hướng Nam Bắc, thì phải đặt vị trí sao cho khe hở giữa các bàn nằm theo hướng Đông Tây, kỵ để các vị trí sai phương hướng. Đối với ngôi thứ thì cũng phải sắp xếp theo trật tự thuận của tuổi tác và đức độ, người lớn tuổi mà đức cao vọng trọng, sang quý mà lương thiện thì ngồi ở trên, chủ nhà thì khiêm tốn nên thường ngồi ghế dưới. Việc ngôi thứ sai lệch là một điều đại cấm kỵ khi thết đãi yến tiệc trong xã hội. Đối với tộc Tạng, tộc Mông Cổ ở tỉnh Thanh Hải, khi thết yến tiệc thì người trần tục không được ngồi ở ngôi trên dành cho tăng nhân, mục dân không được ngồi ở ngôi trên dành cho thủ lĩnh đứng đầu; phụ nữ không được ngồi ở ngôi trên dành cho đàn ông.

Nếu đến chơi nhà người bạn cùng thầy học thì cũng cần phải chú ý đến rất nhiều phong tục lễ tiết. Thời xưa, người Hán quen đến thăm vào trước buổi trưa. Nếu đến chơi vào lúc xế chiều hoặc nhân việc gì đó mà đến chơi cũng đều tỏ vẻ không kính trọng, người ta cho đó là “tàn bộ” (bước chân còn dư lại) vậy, nhất là đối với những nhà sang trọng tôn quý, thì cần phải kiêng kỵ hơn. Ở khu vực làm nghề chăn nuôi gia súc như tộc Ha Tát Khắc, tộc Mông Cổ, tộc Hà Nhĩ Khắc Tư, tộc Tháp Cát Khắc, người ta thường cưỡi ngựa để qua lại và chơi với nhau. Nếu đến nhà người khác làm khách, thì kỵ không được phi ngựa sắp đến trước cửa nhà người ta rồi mới xuống ngựa, bởi vì chỉ khi nào đi báo tin xấu hoặc đi báo tang mới phi ngựa kiểu như vậy. Người đi thăm khi cưỡi ngựa đến cửa trại thì phải xuống ngựa mà đi bộ, cấm kỵ cưỡi ngựa đi vào trại. Nếu không, người ta sẽ cho rằng đấy là một hình thức khinh miệt chủ nhà, và sẽ chọc giận người ấy.
Khi đến nhà của người Tháp Cát Khắc chơi thì cấm kỵ không được cưỡi ngựa xuyên qua bầy cừu, và cũng không được đến gần bầy cừu của chủ nhà hoặc dùng chân đá cừu, nếu không sẽ bị xem là đại bất kính, là hành vi ăn hiếp chủ nhà. Đối với tộc người Thái ở Đức Hoằng, khi người đi thăm muốn đi vào thôn trại thì phải bắn súng lên trời một tiếng để thông báo cho chủ nhà biết. Nếu chủ nhà trong thôn trại cũng bắn súng lên trời một tiếng biểu thị hoan nghênh, người đến chơi mới được vào thôn trại. Nếu tự ý xông vào thôn trại thì sẽ bị xem là phạm vào cấm kỵ. Người Hán và một số dân tộc khác có tập tục nuôi chó giữ nhà, khách đến chơi không được tự tiện đánh chó của chủ nhà, nếu không thì sẽ bị xem là “đánh chó đe người”.
Khi bước vào phòng của chủ nhà, trước tiên cần phải gõ cửa, sau khi được chủ nhà cho phép thì mới bước vào, thông thường là gõ nhẹ ba cái vào cửa. Nếu như cửa chính của chủ nhà đang mở thì cũng phải gọi một tiếng, khi người trong nhà lên tiếng thì mới bước vào. Tục ngữ có câu: “Không xông vào phòng vắng người, không bước vào cửa vắng người”.
Sau khi bước vào nhà, người khách cần chủ động chào hỏi chủ. Ở một vùng Trung Nguyên, sau khi khách vào nhà thì cấm không được nhìn đông ngó tây, lật cái này tìm cái nọ. Dân gian nói “là khách thì không nhìn kho đụn”, “là khách thì không nhìn bếp lò”. Người Ha Tát Khắc kỵ việc khách khứa khoe khoang con cái mình trước chủ nhà, và kỵ việc khách khứa đếm số gia súc ngay trước mặt mình. Nếu đến nhà của người tộc Mãn chơi thì kỵ ngồi trên giường lò phía tây, vì giường lò phía tây là nơi để cúng tế tổ tiên, nên không được tự tiện ngồi vào, mà phải ngồi vào vị trí đã được sắp xếp. Nếu có người cáo từ ra đi, thì những vị khách còn lại không được giành ngồi vào chỗ ấy. Nếu đến nhà của tộc người Ngoã chơi thì đầu tiên là cần phải biết rõ vị trí nào dành cho phụ nữ, nếu ngồi nhằm lên cái đôn gỗ dành cho phụ nữ thì sẽ phạm vào cấm kỵ, người chủ sẽ cho rằng đó là hành vi lăng nhục mình. Khi đến nhà của người Duy Ngô Nhĩ, người Ha Tát Khắc chơi thì cần phải ngồi quỳ xuống hoặc ngồi xếp bằng, kỵ để duỗi chân ra, lòng bàn chân hướng về người khác, kỵ nhất là cởi giày ra.
Trong bàn tiệc, khách cần phải tôn trọng chủ nhà, kỵ không được ăn uống trước người chủ. Tục ngữ có câu: “Chủ không động, thì khách không ăn”; khi người Hà Nhĩ Khắc Tư thết tiệc thì họ kỵ để khách từ chối không ăn hoặc chuyển cho người khách khác; người Di khi thết tiệc cũng kỵ không để khách từ chối không chịu nhận thức ăn. Cấm kỵ nhất là khách chê người chủ dơ bẩn, khách không được nói là “tôi không ăn đâu”. Ăn xong kỵ trả tiền, vì cho rằng như thế là không thân mật; người Hán và một vài tộc người khác cũng có tập tục như thế.
Trong việc tặng lễ vật, quà cáp cũng tồn tại một vài tập tục kiêng kỵ. Từ xưa, người Hán đã có phong tục tặng quà. Khi đến chơi, thăm viếng thì khách cần phải mang quà gặp mặt, gọi là chấp chí (nhận lễ). Khi bái lễ ra về thì kỵ không được mang quà cũ trả lại, chỉ khi từ chối không nhận quà tặng của đối phương mới làm như vậy. Theo lễ tục của khu vực người Bạch ở vùng đất Đại Lý, khi mang tặng lễ vật thì con số của lễ vật phải mang con số sáu (6). Nếu tặng lễ vật là tiền, thì một trăm sáu mươi mấy yuan (đơn vị tiền tệ) là sẽ một con số khiến chủ nhà rất vui, nếu tặng năm trăm yuan thì ngược lại, chủ nhà sẽ không nhận vì cho rằng đó là con số không tốt.
Trong cuộc sống thường nhật, người tộc Ngoã kỵ không dùng ớt, trứng gà làm vật tặng. Ngày xưa, trong cuộc giao chiến giữa những người Ngoã với nhau thì người ta thường dùng ớt để tỏ ý tuyên chiến; khi phục cừu thì đầu tiên sẽ dùng trứng gà làm tặng vật cho đối phương. Trong dân gian, người Phương nam cũng kỵ gửi khăn làm quà tặng. Tục nói rằng, “tặng khăn, chặt gốc”, đó chính là do thời xưa, sau khi hoàn tất việc tang thì tang gia thường tặng khăn tay cho người điếu tang, dụng ý là để đoạn tuyệt qua lại giữa người điếu tang và người đã chết. Lại kiêng kỵ không tặng quạt cho người, vì quạt thì chỉ được dùng cho mùa hạ, sau đó thì không còn giá trị sử dụng nữa, thường bị vứt đi, vì vậy mà có cách nói “tặng quạt, không gặp nhau”, cũng sẽ gây ra sự hoài nghi về việc tuyệt giao quan hệ. Người ta còn kỵ không tặng dao kéo, dù che mưa, quả ngọt, bánh giày. Ý nghĩa của nó là, dao kéo sẽ mang ý “một dao cắt đứt 一刀兩斷”; chữ “tản” (cái ô) lại hài âm với chữ “tán” (ly biệt), sẽ gây cho đối phương hiểu nhầm. Quả ngọt, bánh chưng đều là những thực phẩm của tang gia, việc đem những thứ này để tặng cho người sẽ mang ý ám chỉ đối phương sắp có tang sự.
Đối với việc vay trả tiền và vật, dân gian kỵ không để người xưa gian chuyển giao, mà tốt nhất là hai bên trực tiếp tính toán với nhau cho rõ ràng. Dân gian có cách nói “cách tay không đưa vật, cách cành không bắt chim”. Thông thường, nếu không có kết giao tình cảm gì, hoặc không có họ hàng gì thì không được lấy đồ của nhà người, ăn thức ăn của nhà người. Bởi vì, “ăn của người thì mồm mềm, lấy của người thì tay mềm”, sau này chính bản thân sẽ phải là người chịu thiệt. Mặc dù là anh em thân thích, người ta cũng phải chia tài sản cho rõ ràng. Thời xưa, trong dân gian còn có nói rằng “thà là cho người chết mượn chứ không cho người sống mượn”, ý nghĩa là thà cho người ta mượn nơi ở để làm tang chay, chứ không cho người ta mượn phòng để sinh con đẻ cái. Người Ngạc Ôn Khắc kỵ không mượn đồ dùng của người khác trong ngày giỗ cho người chết, nếu không sẽ khiến cho người ta oán giận, bất mãn. Rất nhiều dân tộc khác như tộc Hán, khi làm tang ma hiếu hỷ phải mượn đến đồ đạc của nhà người, thì sau khi dùng xong và đem trả thì phải dùng tiền để dán đè lên vật ấy để cầu lấy điềm cát tường, tránh xa hung tai.

NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI GIA SÚC, GIA CẦM
Do gia súc, gia cầm có quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, nên nó đã hình thành nên những tập tục cấm kỵ liên quan đến gia súc và gia cầm.
1. NHỮNG CẤM KỴ VỀ GIA SÚC
Những súc vật lớn chính là trợ thủ của con người, và cũng là tài sản của con người. Người Ngạc Ôn Khắc kỵ không mua súc vật đã dùng trong việc kéo xác chết, sợ sẽ mang điều bất lợi đến cho gia đình; không được giết hoặc bán con thú cái chưa dứt sữa (tức vẫn còn sinh sữa), nếu không thì trong nhà sẽ xảy ra tình trạng mẹ con chia biệt; vào mùa xuân thì không được dùng xương hàm của súc vật để làm trò chơi, tục cho rằng mùa xuân là thời gian mà súc vật sinh con, nếu dùng xương hàm của súc vật để làm trò chơi thì sẽ khiến cho con súc vật con phải mang hình dáng kỳ quái (Ở đây, người ta kỵ bởi hiện tượng hài âm giữa cái hàm 腮 (sāi) và súc vật còn bé崽 (sāi) - TDK chú). Người Đông Hương, người Ha Tát Khắc đều rất kỵ để khách đếm số gia súc hoặc khen gia súc béo mập ngay trước mặt chủ nhà, họ cho rằng việc này sẽ xúc phạm đến thần linh, tất sẽ gặp phải tai họa. Đối với người Di, khi giết gia súc, thì người ngoài cần phải tránh xa ra, nếu không chủ nhà sẽ không được vui.
Trâu là một trong những súc vật được xem trọng nhất trong gia đình làm nông thời xưa. Nếu như con trâu có hiện tượng bất thường thì đó thường bị xem là một điều cấm kỵ. Đối với người Ngạc Ôn Khắc, khi có hai con trâu húc nhau, húc đến nỗi không kéo hai sừng của trâu ra được thì người ta cho rằng đó là điềm bất tường. Người Ha Tát Khắc kỵ để trâu và bò giao phối nhau, cho rằng đó là điềm xấu, cần phải làm lễ trừ tà. Đối với người Di, khi thả trâu thì kỵ để trâu trở về mà trên đầu có mang theo vòng cỏ hay nhành cây, xem đó điềm xấu, cần phải giết thịt hoặc bán con trâu đó đi. Khi đuôi trâu bị kẹp lại trên nhành cây, người ta cho rằng có quỷ lôi kéo nó, là điều bất cát bất lợi, cần phải giết đi. Bụng trâu khi bị chướng lên thì người ta cũng cho đó là do quỷ làm, nên cũng phải giết nó đi. Người Hán ở vùng An Huy lại kỵ nghe thấy tiếng trâu kêu vào buổi sáng lúc mới thức dậy, cho rằng có người đã làm nhục mình. Ở một vùng đất huyện Lâm tỉnh Hà Nam, người ta kiêng mua trâu xanh, cho rằng trâu xanh là trâu dữ, dễ khắc với nhà chủ; phía trước trán của trâu đen mà có đốm trắng, thì người ta cho rằng đó là con trâu đang “để tang”, kỵ không mua về nhà, e rằng nó sẽ mang đến những điều bất lợi.
Rất nhiều các tộc người đều cho rằng ngựa là loại động vật thần bí. Người Ngạc Ôn Khắc kỵ để ngựa cắn vào bàn đạp ngựa mà kéo không ra, người ta cho rằng, nếu xuất hiện hiện tượng như thế thì người chủ ngựa tất sẽ phải chết. Nếu con ngựa mà người chủ yêu thích nhất mà bỗng nhiên bị bệnh chết, thì đó có nghĩa là con ngựa đã chịu tai nạn thay cho chủ. Người Ngạc Ôn Khắc có tập tục đem con ngựa giỏi nhất hiến dâng cho thần linh, con ngựa hiến thần ấy không được tùy tiện giết hay bán đi. Trong năm đó, nếu nó bị chết già hoặc bị bệnh thì cần phải xử lý, cần phải thay một con ngựa khác để hiến cho thần linh, sau đó thì mới được xử lý con ngựa đã được hiến thần trước đó. Trong tập tục của người Mãn cũng có nghi thức sùng bái ngựa, và có ngựa chuyên dùng để tế cúng. Con ngựa ấy sẽ không làm việc nông, cũng không được phép cưỡi nó, không được cắt đuôi, không được tỉa bờm. Vì đấy là vật hiến tế thần linh, vì vậy, sau khi quan hệ với thần linh thì ngay bản thân nó cũng đã trở thành một “thể cấm kỵ”.
Cừu là một nguồn kinh tế chủ yếu đối với một số tộc người, vì vậy mà những cấm kỵ có liên quan đến nó cũng có rất nhiều. Người Tháp Cát Khắc cấm kỵ dùng chân đá vào cừu, cấm kỵ nhất là đi đến thăm khi cừu đang sinh con. Người Di kỵ để những người đã từng giết người hoặc đã từng đánh chết chó đến hớt lông cừu. Người ta cho rằng, sau khi để loại người này hớt lông cừu xong thì cừu sẽ không lớn được. Tục này còn cho rằngg hiện tượng cừu mẹ khi chưa sinh con mà máu ở sinh thực khí đã chảy là một hiện tượng bất thường, quái dị, cần phải giết cừu mẹ đi; khi cừu mẹ sinh con vào năm thứ hai, nếu cừu con được sinh vào năm trước đó vẫn chưa thôi sữa, thì đó cũng là một hiện tượng bất thường, cần phải giết cả cừu mẹ lẫn cừu con, hoặc ít ra là phải bán đi cho hết; khi thả súc vật, nếu cừu trở về với một vòng cỏ, một chạc cây trên cổ thì bị xem là điềm bất cát bất lợi, cần phải giết hoặc bán con cừu đó đi. Người Ngạc Ôn Khắc thì cấm kỵ không được giết thịt cừu giống, vì cừu giống mang tính thần bí rất lớn, nếu vào mùa đông mà cừu giống dùng sừng của mình húc ra bên ngoài chuồng thì có nghĩa là bầy cừu sẽ được mở rộng. Còn những con cừu mà trên cổ có vòng dây thì cấm kỵ không được giết, nếu cần phải giết thì đầu tiên sẽ phải cởi sợi dây ra rồi mới giết.
Mèo đương nhiên là ăn thịt chuột, vì vậy mà trong dân gian có nhiều tập tục nuôi mèo. Nhưng nếu như có con mèo nào không do nhà nuôi mà bước vào trong cửa thì người ta cho rằng nó sẽ khiến cho nhà ấy bị suy bại, hoặc trực tiếp dự báo chuyện tang ma xảy ra, vì vậy mà từ thời xưa, người Hán đã lưu truyền những câu tục ngữ như “mèo đến thì nghèo”. Đối với người Ngạc Ôn Khắc, sau khi trong nhà có người chết đi thì đầu tiên là phải bắt mèo nhốt lại, để phòng không cho chúng đến gần tử thi. Người ta cho rằng, nếu để mèo phóng qua tử thi thì sẽ sinh ra hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Ở một dãy đất Phương nam, thông thường, những người tuổi Dần trong nhà có nuôi mèo sẽ không được nhìn trộm mèo con vừa mới được sinh ra. Người ta cho rằng, nếu như mèo mẹ phát hiện có người nhìn trộm thì nó sẽ ăn thịt mèo con. Nếu đem mèo con tặng cho người khác thì kỵ không lấy tiền, nếu không, nhà của người chủ sẽ bị nghèo. Khi nuôi mèo thì kỵ mèo chân trắng hoặc đuôi trắng, vì màu trắng là màu của tang ma, e rằng sẽ gặp điều xấu. Ở một dãy Trường Đảo ở Sơn Đông, người ta kỵ không nuôi mèo con sinh vào tháng năm, tục ngữ nói“tháng ba thì tránh, tháng tư thì cắn, tháng năm thì chạy khắp núi”. Ý nghĩa của câu này là, mèo sinh vào tháng ba thì tránh chuột, mèo sinh vào tháng tư thì cắn chuột, còn mèo sinh vào tháng năm thì chẳng làm được việc gì.

Chó cũng là một trong những loài gia súc rất thân thiết trong quan hệ với con người. Đặc biệt nhất là ở những tộc người có truyền thống săn bắn thú thì chó càng được con người sùng kính. Trong truyền thuyết của người Mãn thì anh hùng Lão Hán Vương (tức Nỗ Nhĩ Cáp Xích) đã từng được chó cứu mạng, vì vậy mà người Mãn cấm kỵ không được giết chó, ăn thịt chó và đội mũ bằng da chó. Truyền thuyết của người Phổ Mễ cũng có nói đến việc đổi thọ mệnh giữa người với chó, chó đã cứu nhân loại này. Vì vậy, người ta rất yêu quý và đối đãi rất mực với chó. Người Phổ Mễ ở các nơi đều có tập quán vào ngày tết không đánh chó, bình thường không giết chó, không ăn thịt chó. Người Lạp Hỗ cũng kỵ không giết chó, không ăn thịt chó, và kỵ để người ăn thịt chó bước vào cửa nhà người khác. Người Tạng cũng không đánh chó ở những nơi gần chùa miếu.

Rất nhiều nơi trên nóc nhà phía trên chỗ của chó ở cũng đều có cấm kỵ, nhưng những nội dung hiển thị được nói đến lại không giống nhau. Người Di, người Tạng đều kỵ nghe thấy tiếng cho tru. Nhưng những ý nghĩa biểu thị được nói đến trong tộc người Hán tại những nơi khác nhau cũng không giống nhau. Ở vùng Dư Diêu ở Triết Giang và một dãy đất ở Hồ Nam, người ta cho rằng chó tru là báo điềm tang sự xảy ra; còn vùng An Huy, chó tru là báo điềm lũ lụt; một dãy vùng Hồ Châu Triết Giang lại cho rằng, chó tru là báo điềm hỏa hoạn; một số địa phương khác thì cho rằng nó báo điềm có trộm cướp hoặc có việc tranh chấp tố tụng.

2. NHỮNG CẤM KỴ VỀ GIA CẦM

Trong văn hóa dân gian, gà cũng chiếm một vị trí đặc biệt. Dân gian tin rằng, tên của nó (kê 雞 jī) hài âm với 吉 (cát: tốt lành), vì vậy mà thường dùng gà để làm vật cúng tế, đồng thời để giải trừ tai ách, tà ma. Người ta bảo rằng, sở dĩ ma quỷ sợ máu gà là vì tiếng gáy của gà trống có thể kêu vầng thái dương thức dậy, đem ánh sáng đến cho cõi thế gian, do vậy mà dọa được loài ma quỷ. Nhưng dân gian lại cho rằng, “gà trống không gáy mà gà mái gáy, chủ không chết thì đợi đến khi nào đây”. Vì vậy mà phải giết con gà mái này ngay lập tức, gọi là “gà mái biết gáy đều bị trảm đầu”. Có nơi còn đem đầu gà treo lên trên sào tre hoặc trên nhánh cây, rồi đốt hương để giải trừ, mong tiêu tai tránh vạ.

Mặc dù là gà trống gáy, nhưng cũng có một số cấm kỵ về phương hương và thời gian gáy. Ngày xưa, người Lạp Hỗ kỵ gà trống gáy ở hướng Tây. Tục ngữ có câu: “gà trống gáy hướng Tây, trong nhà tất có chuyện”. Những con gà trống bị phạm cấm kỵ này cũng bị giết ngay lập tức để giải trừ điều xấu. Ngày xưa, vùng Hồ Nam và Nam Kinh ở Giang Tô cũng kỵ gà trống gáy vào lúc hoàng hôn hoặc gáy vào lúc nửa đêm.

Do có sự tồn tại của tín ngưỡng sùng bái con gà, nên người ta cấm kỵ không được giết gà vào một vài khoảng thời gian nào đó. Trong ngày lễ hoặc trong ngày tết cơm mới truyền thống của tộc người Cảnh Pha, thì theo tập tục địa phương, người ta cấm kỵ không giết gà. Bình thường, tuy người dân rất hay ăn thịt gà, nhưng khi giết gà thì thường nhẩm một câu: “Gà là một món ăn của trần gian, nên có giết mày thì mày cũng đừng trách nhé”.
Ở một dãy đất Phương Nam, vịt cũng thường có những cấm kỵ riêng. Ngỗng cũng là một loài gia cầm được dân gian cho là có linh tính. Ở vùng Phương Thành của Ha Nam, người ta kỵ để ngỗng nuôi trong nhà đi ra ngoài thôn, vì người ta cho rằng, đó là một điềm triệu báo trước người chủ sắp phá sản và sắp chết ở bên ngoài.

NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI DÃ CẦM, DÃ THÚ

1. NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI DÃ CẦM

Một số loài chim mà chúng ta thường thấy, tuy thuộc loại dã cầm nhưng cũng thường được người ta xem là loài có tính thần bí. Theo quan niệm thông thường nhất của dân gian , sẻ kêu là điềm lành, quạ kêu là điềm dữ. Tục cho rằng chim quạ là loài chim dữ, khi gặp phải nó thì sẽ bất hạnh, nếu không có chuyện tranh cãi, thì cũng sẽ có chuyện chết chóc, thương tàn. Ở một vùng đất Chiết Giang, thời xưa còn có cách nói: quạ kêu đêm thì nên phòng hỏa hoạn. Chính vì vậy nên mới gọi là “con quạ bay qua đầu, nếu không tai thì tất có họa”. Đặc biệt hơn là quạ đầu trắng, vì nó có vẻ như đang mang tang phục, nên vì thế mà càng kiêng kỵ. Người Ngạc Ôn Khắc thì cho rằng điềm báo từ tiếng quạ kêu là không thống nhất với nhau, ngược lại có sự phân biệt cát hung. Nếu tiếng kêu của nó nghe như tiếng bị sặc nước thì đó là điềm tốt lành, nếu không thì là điềm báo của hung họa, sẽ có sói đến hoặc sẽ có súc vật chết.
Tục cho rằng chim cú là một loài chim dữ. Người Hán, người Ngạc Ôn Khắc đều có thói quen kỵ tiếng kêu của cú. Tục cho rằng, cú kêu là một điềm dữ, dự báo rằng súc vật sẽ bị bệnh hoặc chết. Nhưng có nơi cũng phân biệt tiếng kêu của cú trong thời gian nào và ở phương hướng nào, cho rằng “ban ngày kêu thì sống, ban đêm kêu thì chết”; còn có nơi thì phân biệt theo mùa, gọi là “mùa xuân kêu thì chết, mùa thu kêu thì có con”; còn có nơi thì không sợ tiếng kêu của cú, mà là sợ tiếng cười của cú, nên có câu “không sợ thốc điêu (tên tục của chim cú, còn gọi là thốc ưng) kêu mà sợ thốc điêu cười”. Tuy là có những sự phân biệt như vậy, nhưng thường thì người ta khó mà phân biệt rõ ràng cho được, nên chỉ cần nghe tiếng chim cú kêu thì đã cảm thấy bất cát bất tường. Khi nghe thấy tiếng cú kêu, lúc nào người ta cũng nguyền rủa nó, như “cú kêu thì cú chết, nên trên mặt cú mới trắng tóa như tờ giấy”, nhằm tránh dữ cầu lành.

Đối việc kỵ nghe một số tiếng chim ấy kêu, thì ngoài chim cú ra, người ta còn kỵ cả chim trác, thời xưa, người vùng Chiết Giang cho rằng, trác kêu vào ban đêm là có hỏa hoạn. Còn khi nghe thấy tiếng chim quỷ xa, hay còn gọi làchim chín đầu kêu thì người nghe cũng sẽ gặp phải điều dữ. Truyền thuyết vùng Chu Sơn kể rằng, khi nghe thấy tiếng chim chín đầu kêu thì ở gần đó sẽ có hồn độc ma hoang. Thời xưa, người của vùng An Huy cho rằng, nếu sáng sớm mới ngủ dậy mà nghe thấy tiếng kêu của chim sa hòa thượng (tên một loại chim thích ăn thịt), thì tất phải bệnh. Ban đêm mà nghe tiếng chim quánkêu thì sẽ có hỏa hoạn. Thời xưa, người ta còn kỵ nghe tiếng chim bá lao kêu. Còn tộc người Mãn thì kỵ nghe thấy tiếng chim sẻ đồng kêu náo động, tục cho rằng như thế là điềm có ẩn hỏa hoạn, rắn độc hay bệnh dịch. Đối với người Hani, sau tết “Lý Mã chủ” vào mùa xuân, cần phải chọn ra một ngày tốt, khi mà chim sẻ đồng vẫn chưa rời tổ, khi khắp bốn vùng núi non yên tĩnh vào lúc canh năm, thì lấy ba bó mạ cắm vào ruộng của nhà mình, gọi là “khai ương môn”(mở cửa mạ). Dân gian cho rằng, nghe thấy tiếng chim sẻ đồng kêu khi “mở cửa mạ” thì mùa màng sẽ gặp phải điều tai họa. Trong khi đó, trước khi ra khỏi cửa thì người Ngõa cần phải nghe thấy tiếng chim kêu để bói cát hung. Thông thường là, chim kêu ở phía bên phải thì báo điềm dữ, kêu ở phía trước thì báo điềm lành, nếu kêu ở phía sau lưng thì báo điềm dữ. Phàm những điềm được báo là dữ, là xấu thì cần phải thay đối kế hoạch, không ra ngoài nữa.

Có rất nhiều loại chim mà người ta cấm kỵ không bắt thịt, duyên cớ cũng khác nhau. Người Ngạc Luân Xuân không bắt chim hồng nhạn, là bởi vì chim hồng nhạn luôn sống thành từng cặp trống mái, nếu đánh chết một con, thì con kia sẽ biến thành hồ nhạn (nhạn cáo). Người Mông Cổ ở Vân Nam thì xemchin én là chim cát tường, vì vậy mà én vào nhà là điềm tốt, én không vào nhà thì đó là điềm xấu. Cấm không được đánh chim én, cho rằng, nếu đánh én thì đầu sẽ trọc hết tóc. Người Hách Triết thì kỵ không bắt chim sẻ khi nó bay vào trong nhà, tục cho rằng, chim sẻ là vong hồn của trẻ em biến ra, nếu nó bay đến thì linh hồn ấy sẽ chuyển thế, nếu bắt giết nó thì sẽ mang họa, không sinh con đẻ cái được. Trong niềm tin của dân gian, thì chim ưng điêu cũng mang một vẻ thần bí nhất định. Nó luôn tượng trưng cho sự dũng mãnh, mạnh mẽ, nên người Tạng xem ưng điêu là chim thần, cấm không được bắt giết nó, đặc biệt là không được đánh chim ưng điêu nơi gần chùa miếu. Người Di thì kỵ không nhìn chim ưng bắt gà rừng. Tộc người Hán, người Mông Cổ vẫn còn tàn tích sùng bái đối với chim ưng điêu, cấm vì sơ suất mà làm thương chim điêu.

Do tính thần bí của loài dã cầm, nên người ta thường kỵ không nhặt xác chim bên đường, càng kiêng kỵ không đem xác chim chết từ trên núi cao, ngoài rừng hoang mang về nhà. Gặp xác chim chết cũng kỵ không nói cho người thân biết, đặc biệt là vào tháng giêng thì càng kiêng kỵ. Phân chim vãi xuống nhà cũng là điềm không lành, tục gọi là “vận ách phân chim”, là chuyện xui xẻo nhất. Nếu vào ngày mùng một tháng giêng, lần đầu tiên ra khỏi nhà trong năm mới, hoặc là vào mùng một, mười lăm của các tháng thường mà gặp phải chuyện như vậy thì càng lo lắng không yên. Từ thời xưa, nhiều tộc người như người Hán, người Thủy đều có tục này. Ở một vùng đất đảo Phương nam, nếu phân chim mà rơi ngay trên đầu, thì cần phải ăn miến chân lợn mới có thể giải được tai họa. Ở huyện Lâm tỉnh Hà Nam, nếu bị chim thải phân lên người, người ta thường dùng kim thép chọc ba cái lên nơi phải phân chim, lấy đó làm phương cách phá giải.

2. NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI DÃ THÚ

Đối với một số loài dã thú hung mãnh có khả năng uy hiếp sự an toàn đối với sinh mệnh con người, như báo, hổ, sài, lang, con người cũng nảy sinh một sự sùng bái đối với chúng, nhưng trên thực tế thì người ta sợ hãi hơn là kính trọng chúng. Khi ra ngoài, người tộc Bạch kỵ nhắc đến hổ, báo, sài, lang. Người Ngạc Luân Xuân cũng không kêu thẳng ra tên của chúng, mà gọi chúng là “Nặc Nhan” (con quan), hay “Bác Như Khản” (thần)… Bình thường, nếu người Đạt Oát Nhĩ phát hiện ra dấu chân hổ thì kỵ không đi về phía trước. Nếu không, hổ sẽ nhận thấy rằng có người đang đến đọ sức với nó, và nó sẽ đến viếng người ấy. Người Di thì kỵ không nhìn báo đang ăn thịt hoẵng. Người Ngạc Luân Xuân, Đạt Oát Nhĩ đều tránh không gọi thẳng tên của sói, mà gọi nó là “con to miệng”, hoặc dựa theo tiếng kêu của nó mà gọi nó là “ông”. Tục cho rằng, nếu gọi thẳng tên của nó ra, thì con sói sẽ ngứa ngáy thân mình, cảm thấy có người đang chì chiết nó, và nó sẽ đi hại người ta.

Người Ngạc Luân Xuân, Ngạc Ôn Khắc đều rất sùng bái con gấu, và trong dân gian cũng đã lưu truyền rất nhiều những truyền thuyết cho rằng gấu là tổ tiên của con người. Người ta kỵ không cho gọi thẳng tên của nó ra, mà phải gọi bằng tên khác, như ông tổ, bà tổ, ông cậu, ông già. Khi săn gấu, khiêng gấu, giết gấu, ăn thịt gấu cho đến chôn gấu, cúng tế gấu, người ta cũng có nhiều quy ước cấm kỵ. Thời xưa, tộc người Hán thường xem gấu là loại hung thú, nhưng cũng tin rằng gấu cũng có chức năng là dự báo hỏa hoạn.

Đối với người Ngạc Luân Khắc, khi phát sinh bệnh truyền nhiễm thì mọi người phải tuân thủ theo một hệ thống những cấm kỵ. Ví dụ như cấm không được cắt đứt khớp của hươu, ngạn; không được cắt lưỡi, ruột, phổi, gan, thực quản, sinh thực khí của hươu, ngạn; cấm không để người bệnh nhìn thấy thịt sống v.v. Nếu không, bệnh tật sẽ lan tràn một cách nhanh chóng. Khi săn đượchoẵng, thì người Hani nhất định phải xem vị trí của cái lưỡi con hoẵng sau khi chết thè ra là ở đâu, nếu lưỡi hoẵng mà thè ra ở bên phải thì chủ săn sẽ được mùa thu hoạch, còn nếu lưỡi thè ra bên trái thì dự báo rằng chủ săn chỉ có săn mà không có thú, vì vậy mà cũng có chút kiêng kỵ.

Cái gọi là “tứ đại gia”, “ngũ đại môn” mà dân gian xưa sùng bái là cách nói thường chỉ đến năm loài động vật gồm cáo, sói, chuột vàng, nhím, rắn, chuột(tứ đại gia thì không có chuột). Người ta đều cho rằng, những động vật này đều có linh tính, chúng đều thay mặt cho ý chí của tiên gia, thần quỷ; nếu mạo phạm đến chúng thì sẽ ảnh hưởng đến sự hưng suy hung cát của tất cả các nhà. Bình thường, người ta cố gắng tránh chúng, kỵ không gọi thẳng tên của chúng. Khi vô tình nhìn thấy chúng thì cần phải nói vài câu chúc nguyện, xin nó đi xa. Nhằm không mạo phạm đến những vị tiên gia này, người ta kỵ không tạt nước, tiểu bậy trong nhà. Đặc biệt là những phụ nữ đang có kinh nguyệt thì càng phải kiêng tránh chúng, nếu không sẽ mạo phạm đến thần tiên, sẽ mang điều bất hạnh đến cho người trong nhà.

Về chuột thì trong dân gian cũng có nhiều cầm kỵ. Do chúng lanh lẹ, khôn ngoan, khứu giác nhạy bén, nghe nói chúng còn biết điều cơ mật, biết hung biết cát, vì vậy mà chúng ta không được đắc tội với nó, thậm chí là không được ghét chúng. Thời xưa, ở một dãy đất ở Sùng Minh, người ta kỵ không nhìn chuột bị trượt ngã. Nếu phụ nữ nhìn thấy chuột ra ngoài kiếm ăn mà rơi từ trên cao xuống, thì cho rằng bệnh tật cũng theo nó mà giáng xuống, cần phải đi đến một nhà ven đường trong làng xin một ít gạo trắng về nấu ăn, như thế mới có thể giải được nạn. Tục ngữ có câu “Nam sợ rắn ngã, nữ sợ chuột rơi”.
Thường thì chuột có màu xám, nếu như gặp chuột trắng thì cho rằng đó là điều bất thường, là điềm dữ, là chủ của việc hỏa hoạn hay của những điều bất trắc. Tục ngữ bảo “chuột chạy qua đường, người hét người đánh”, nhưng đối với một số loài chuột đồng thì lại được sùng bái một cách đặc biệt. Ví dụ như người Bố Lang thì sùng bái chuột tre, vì cho rằng, chuột tre là linh hồn của tổ tiên. Khi nó bò ra khỏi hang thì không được đánh nó, mà phải tránh ra xa, nếu không, người thân của mình cũng sẽ bị chết.




越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam
Còn tiếp >>>BÀI 3: Bài cuối:
nguồn: hantienvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét