Trang

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành


Tên khác

Cây dong riềng đỏ còn được gọi là khoai đao, khương vu

Tên khoa học

Canna edulis red

Khu vực phân bố

Dong riềng đỏ phân bố ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phia Bắc nước ta như Bắc cạn, Phú thọ, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình …..
Lưu ý: Có 2 loại dong riềng là: Dong riềng trắng và dong riềng đỏ (Dong riềng đỏ có lá thân màu tím, củ màu tím, hoa màu đỏ. Dong riềng trắng có thân lá màu xanh, củ màu xanh) “Xem ảnh để phân biệt”
Bộ phận dùng
Theo y học cổ truyền, toàn bộ: Lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc.
Ngoài ra củ dong riềng đỏ còn được dùng trong chế biến thực phẩm: Dùng làm miến (một loại thực phẩm được rất nhiều gia đình ưa thích)

Cách chế biến và thu hái

Dùng trong y học: Vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, người dân đào lấy cả củ, thân và lá. Củ rửa sạch. Sau đó toàn bộ lá, thân và củ đem thái miếng mỏng phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc.
Dùng cho công nghiệp thực phẩm: Củ dong riềng được rửa sạch và lọc lấy tinh bột để làm miến.

Thành phần hóa học

Củ dong riềng đỏ có chứa nhiều tinh bột (khoảng 70%), chất khoáng 2%, chất xơ 5%, chất đạm 3%, chất béo 2% và một số hoạt chất khác.

Tính vị và tác dụng

Theo y học cổ truyền củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây có tác dụng làm dịu và kích thích.

Công dụng chữa bệnh

Tác dụng quý nhất của dong riềng đỏ là “Hỗ trợ điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành”. Đây chính là kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam của đồng bào người Dao ở miền Tây Bắc, sử dụng dong riềng đỏ làm thuốc trị chứng tức ngực, khó thở và bệnh tim mạch.
Theo một thống kê: Tỷ lệ bệnh nhân mắc động mạch vành sử dụng dong riềng đỏ khỏi bệnh là rất cao, Một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy người dân tộc Dao có sử dụng cây dong riềng đỏ làm thực phẩm hàng ngày hầu như không mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Bắc cạn đã sử dụng cây dong riềng đỏ để làm thuốc trị bệnh động mạch vành với tỷ lệ khỏi bệnh 90%. Bởi vậy có lúc dong riềng đỏ còn được đặt tên là “Thần dược cho người mắc bệnh tim mạch”.
Hỗ trợ điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch vành
Hỗ trợ điều trị sơ vữa động mạch
Tác dụng tăng cường chức năng tim
Phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim
Tác dụng lợi tiểu
Tác dụng hạ huyết áp

Đối tượng sử dụng
Sau đây là một số tác dụng chính của cây dong riềng đỏ:
  • Bệnh nhân mắc chứng sơ vữa động mạch, bệnh mạch vành
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch
  • Người béo phì, người cao tuổi có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim
  • Người mắc chứng huyết áp cao

Cách dùng, liều dùng

Cách sắc uống: Lấy 60g cả lá, thân và củ rong riềng khô sắc nước uống hàng ngày
Món ăn vị thuốc từ dong riềng đỏ: Lấy 60g củ khô đem rửa sạch, hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày làm 1 lần, ăn liên tục trong thời gian 10 ngày là có kết quả.

Dong Riềng Đỏ và chuyện kể của Bác sỹ Hoàng Sầm


Cây Dong riềng đỏ chữa bệnh mạch vành hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối trên hàng nghìn người bệnh mạch vành chưa đặt stent và đã đặt stent. Đây là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Các nghiên cứu về cây thuốc này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và 948/2015/QTG.


Hình ảnh cây thuốc Dong riềng đỏ

Vào những năm 1994, lúc đó tôi mới tốt nghiệp bác sỹ hơn 10 năm, tuổi còn đang trẻ, khao khát hiểu biết và cũng được tiếng chữa bệnh bằng thuốc nam mát tay. Một lần phải đi khám cho mẹ một người bạn ở một nơi khá xa trường Đại học Y Bắc Thái – nơi tôi dạy học, đó là xã Sỹ Bình, Bạch Thông, Bắc Cạn. Nghe nói xã chỉ rộng 27 km2 và chỉ vỏn vẹn có hơn 1,500 người. Nơi ấy đèo heo hút gió, qua suối Pù cà chúng tôi tới nhà bệnh nhân thì trời đã tối. Tranh thủ trước khi ăn cơm tôi hỏi bệnh sử và quá trình mắc bệnh. Được biết người bệnh mắc bệnh suy tim do suy động mạch vành, tuổi đã khá cao. Đã được chạy chữa ở bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên rồi xuống bệnh viện Bạch Mai nhưng bệnh chuyển biến không đáng kể. Khám thấy phù 2 chân, khó thở, tim to, môi lưỡi nhợt nhạt, tiên lượng gần xa đều xấu. Tôi cũng dặn dò, động viên và kê đơn mà trong lòng khiên cưỡng bất an, phần thấy sở học của mình bất lực và vô cùng khiêm tốn.

Năm tháng trôi đi, nhưng sự trân trọng kính quý của đồng bào Dao ở đó cùng với sự bất lực của người làm thầy thuốc ở ca bệnh này mãi gặm nhấm tôi. Sang năm 1997 khi tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên, nghe nói bạn tôi về công tác Bắc Cạn, dần chuyện cũ cùng lùi theo và dĩ vãng.

Năm 2002 tôi lên giảng bài cho Hội Đông y Bắc Cạn, may sao gặp lại người bạn cũ ấy. Sau màn chào hỏi mừng rỡ thân tình, tôi thấy ngường ngượng không dám hỏi về thân mẫu của anh. Vì tôi tin chắc rằng chuyện xấu đã xảy ra với bà cụ lâu rồi. Bỗng anh nói “ Bà vẫn thăm anh bác sỹ người Dao suốt đấy, bà bảo anh tận tình và giỏi”. Mừng không tả được, chả lẽ bà còn sống, chả lẽ cái đơn thuốc mình kê lại hiệu nghiệm đến vậy? Tôi thận trọng hỏi thăm xem Cụ có khoẻ không, tình hình bệnh tật thế nào rồi. Anh nói: Mẹ em khỏi rồi anh ạ. Hỏi ra mới biết trong cơn bĩ cực có một ông già cũng người Dao cho 1 cây thuốc Nam lá hơi giống lá dong, thân đỏ như mía dò, củ nhơn nhớt, tên tiếng Dao là cây Si mun, đem cây thuốc này cho bà ăn với tim lợn, trong khoảng hơn 6 tháng, uống tới đâu nhẹ người tới đó và rồi dần dần khỏi, đi nương rẫy được. Tôi mừng quá cho anh, cũng muốn thăm lại cái Bản xa lắc lơ ấy và nhất là đến gặp Ông già cùng dân tộc Dao xin cây thuốc đó xem sao. Duyên số chưa tới hay sao đó, tôi có việc phải về Thái Nguyên gấp.




Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam


Bẵng đi một thời gian, vào năm 2003, Tôi dạy lớp Bác sỹ chuyên khoa cấp I gia đình, lớp có 17 người, đều là những Bác sỹ học trò cũ, tuổi trên dưới 40, đã tốt nghiệp đại học 16 – 20 năm. Vào giờ giải lao Bác sỹ Nguyễn Quốc Vinh, Trưởng trạm y tế xã Tân Lập, huyện Đồng Hỷ nói: Thầy ạ, em có cây thuốc chữa Mạch vành hay lắm, trước đây em đau thắt ngực liên tục, tháng nào cũng phải tới gặp bác sỹ chuyên khoa tim mạch ở Thái Nguyên, rồi Hà nội … hàng 2 năm trời mà không sao khỏi được; may có Ông lang Xướng ở xã Cao Ngạn có cho mấy liều thuốc nam mà nay em ổn định, hết đau ngực hoàn toàn. Hỏi thêm mới biết đó là một loại củ nhơn nhớt, hơi giống củ dong riềng, ăn chẳng có mùi vị gì nhưng đem nấu với tim lợn cho người bệnh mạch vành ăn cả nước lẫn cái thì rất ổn.

Tôi nghĩ ngay tới cây thuốc nhơn nhớt của ông Lang người Dao trên xã Sỹ Bình Bắc Cạn bèn hỏi tên cây này là gì? Bác sỹ Vinh nói theo tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng, còn Đại Tá Lương Tuấn nguyên chủ nhiệm Cục chính trị Quân khu I và ông Vi Văn Chò, nguyên Trưởng ty Lương thực thì gọi là Si mun, tiếng kinh gọi là cây Dong riềng đỏ. Slim khỏn nghĩa là tim đập rộn, khốn; Slim tàu tẳng nghĩa là tim đập nhanh liên hồi; Si mun theo tiếng Dao nghĩa là đau tim. Tôi mừng quá là mừng vì sự trùng hợp này, mừng vì đây có thể là một phát hiện mới, mừng vì nó sẽ không bị thất truyền cho thế hệ sau. Thật vậy vì tới khi tôi viết bài báo này ông lang người Dao trên sỹ Bình và cả ông Xướng xã Cao ngạn đều đã không còn nữa.

Để chắc chắn hơn về sinh thái, hình thái giải phẫu và tác dụng cây dong riềng đỏ trong dân gian, năm 2004 chúng tôi tổ chức đi điều tra, khảo sát tới 16 tỉnh, 26 huyện của toàn Việt Bắc và Tây bắc; làm điện tim cho 2 khu vực khác tỉnh, mà ở đó người dân tộc thiểu số có trồng, dùng hoặc không biết trồng dùng cây dong riềng đỏ để ăn. So sánh hơn 170 bản ghi điện tim của người có tuổi, người cao tuổi cho thấy vùng có sử dụng dong riềng đỏ làm thực phẩm tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành ít hơn tới mức hơn cả mong đợi. Như vậy, sơ bộ có thể kết luận dong riềng đỏ có tác dụng phòng ngừa bệnh mạch vành.
 Để làm sáng tỏ giá trị cây thuốc vô cùng quý giá mà lại không hiếm này năm 2005 nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đề tài khoa học tên là: “Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”, đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.
Trên thế giới hiếm cây thuốc nào chữa bệnh tim mà lại tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần. Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ nấu với tim lợn, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm hãm nấu lên với 1 quả tim là đã thấy được hiệu quả ngay, người kém ăn có thể chỉ cần uống nước.
 Từng chứng kiến những bệnh nhân chụp xạ hình gắng sức vùng cơ tim thiếu máu tới 41%, những bệnh nhân hẹp khẩu kính mạch vành tới 82%. Vậy mà chỉ sau 8-12 tháng vùng thiếu máu trên xạ hình chỉ còn 5%, khẩu kính lòng mạch vành cải thiện rõ rệt. Ngay cả những người sau đặt stent nong mạch vành mà vẫn đau ngực cũng hiệu quả.
Hiện nay cây Dong riềng đỏ đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là cơ sở pháp lý để cây thuốc này được tiếp cận với những người Việt Nam không may mắc bệnh mạch vành tim và xa hơn nữa có thể vươn ra thế giới.

Từ 10 hạt giống đầu tiên, cách đây 15 năm, đến nay Viện Y học bản địa Việt Nam đã nhân giống ra hàng chục héc ta để chủ động nguồn cây thuốc Dong riềng đỏ phục vụ nghiên cứu và chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị bệnh ổn định, đã được Viện chúng tôi tặng miễn phí hạt giống Dong riềng đỏ cũng như hướng dẫn cách trồng và sử dụng để chữa bệnh lâu dài.

Bác sỹ Hoàng Sầm
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam

Theo Báo Dân tộc & Phát triển số ra ngày 10/6/2015 – Trang 11

BÀI THUỐC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét