Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Chuyện ky lạ


Chàng trai rạch lưỡi không đau, bỗng thành ‘người giời’ chữa bệnh bằng thiền



Bài 1: Chàng trai kỳ lạ và cơ duyên gặp pháp sư bí ẩn

Lâu nay, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (trực thuộc cơ quan nghiên cứu những hiện tượng đặc biệt UIA), cứ thi thoảng lại bật mí với tôi một nhân vật trẻ, mà chị cho rằng rất đặc biệt. Tuy nhiên, chị bảo, chị phải nghiên cứu kỹ, mới cho tiếp xúc. 

Đó là một chàng trai trẻ, bỗng dưng có khả năng đặc biệt. Đôi lúc, chị Hương không rõ chàng trai ấy là người của thế giới hiện đại, hay là một ông thầy pháp lạc về từ 700 năm trước. 

Bởi, anh chàng ấy đôi khi nói năng, làm việc như người thời xưa, và đặc biệt, làm được những việc kinh dị như rạch lưỡi, xuyên thanh sắt qua má, việc mà chỉ những đạo sĩ mới làm được. 

Phải thuyết phục nhiều lắm, chị Nguyễn Thị Thu Hương mới cho PV tiếp cận nhân vật ấy.


Lê Thái Bình quê ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng), sinh năm 1983. Bình có khuôn mặt phúc hậu, già dặn hơn tuổi rất nhiều. Lê Thái Bình là chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt, thuộc Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng con người. Lê Thái Bình là thầy dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não.
Tốt nghiệp đại học, Bình về làm ở bộ phận phát hành của một tờ báo lớn tại Hà Nội. Công việc, áp lực doanh số khiến Bình bị stress. Tự dưng, Bình không thiết tha làm việc, chẳng muốn kiếm tiền, mà lại cứ thích lê la đến các đền, chùa. 

Bình vốn không tin vào tâm linh, không thích chùa chiền, nhưng thời điểm đó, không hiểu sao lại cứ muốn tìm đến những chốn tâm linh ấy. 

Nơi đầu tiên Bình tìm đến là chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây. Cứ đến đây, Bình lại thấy tâm hồn thoải mái, đầu óc thư giãn, mọi lo lắng tan biến đâu hết. 

Sau này, những cơ duyên kỳ lạ đưa Bình đến với những ngôi đền, chùa có liên quan đến đời Trần, khiến bỗng dưng Bình phát tiết những khả năng vô cùng kỳ lạ.

Cách đây 6 năm, sau nhiều ngày lang thang đến các đền chùa, Lê Thái Bình bỗng nhiên rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Bình có những biểu hiện như thể bị “vong nhập”, hoặc nhìn thấy “vong”. 

Lê Thái Bình thuật lại: “Em đang là người bình thường, tâm lý ổn định, thể chất khỏe mạnh, trước đó không có đầu óc mê tín dị đoan, không bao giờ tin vào chuyện ma quỷ, cũng không hề đi hầu đồng, hầu bóng, áp vong, nên không thể nói bộ não bị tổn thương, bị ảo giác này nọ. 


Nhưng đột nhiên, em cứ ra đền Ngọc Sơn (đền Ngọc Sơn trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội), rồi ngồi cả đêm ở đó. Em thường ngồi từ nửa đêm đến gần sáng một cách vô thức. Lúc tỉnh táo lại tìm đường về nhà, không có biểu hiện gì nữa. 

Sự việc này mỗi ngày càng xuất hiện nhiều hơn, buộc em phải tìm đến các thầy bà. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, đến nhiều thầy, song không giải quyết được gì”.
. 
Chưa từng đi học thiền ngày nào, nhưng khi ra đền Ngọc Sơn, tự nhiên Lê Thái Bình biết ngồi khoanh chân, hít thở và thư giãn đầu óc như những người từng học thiền chuyên nghiệp. Đến giờ, Bình cũng không thể hiểu vì sao mình làm được việc đó. 

Một hôm, lúc gần sáng, vừa thiền xong, định ra về, thì một người đàn ông tướng mạo quắc thước đến bên cạnh nói nhiều chuyện khiến chàng trai Lê Thái Bình giật mình thon thót. 

Ông kể rằng, quê ông ở Thái Thụy, Thái Bình, nhà ở gần biển. Nhà ông đã có mấy chục đời thờ nhà Trần. Theo lời các cụ truyền lại, tổ tiên ông vốn là pháp sư giỏi, phục vụ triều Trần. 

Ngày xưa, ở vùng Thái Bình, pháp sư là một nghề được trọng dụng. Những pháp sư có năng lực đặc biệt, điều khiển được thế giới âm, làm được những việc kinh thiên động địa khiến người dương phải coi như thần thánh. Đời nọ nối tiếp đời kia truyền lại nghề pháp sư. 

Xưa kia, pháp sư là một nghề, nhưng từ mấy chục năm nay là mê tín dị đoan, bị cấm đoán. 

Được bố truyền cho nghề pháp sư, làm những việc của thế giới âm, nhưng ông không hành nghề. Mặc dù những sở học cha ông truyền lại ông đều tiếp thu và là truyền nhân duy nhất chính thống của dòng họ pháp sư này. 

Ông bảo rằng, ông có mấy người con, nhưng xét về đạo đức đều chưa đạt, nên không thể truyền nghề. Theo ông, vì pháp sư có năng lực cao cường, nên đạo đức không tốt, lợi dụng làm việc bất nghĩa, lừa đảo người đời, thì đời sau sẽ tuyệt diệt. Vì thế, ông nhất định không truyền cho các con. 


Ông bảo rằng, có lần lang thang lên Hà Nội, lúc qua Hồ Gươm, gặp Lê Thái Bình, ông đã có cảm nhận đó chính là đệ tử. Người đàn ông lạ lùng đó tin rằng, tổ tiên đã xui khiến ông gặp được Lê Thái Bình. Ông bảo rằng, ông sẽ truyền sở học cho Bình, nên Bình sẽ không phải ra đền Ngọc Sơn đày đọa thân xác nữa.

Như hẹn, chàng trai Lê Thái Bình tìm về vùng đất ven biển Thái Thụy. Trong ngôi nhà tuềnh toàng gần sông Hóa, chàng trai Lê Thái Bình làm lễ bái sư, nhận người đàn ông đó là thầy. 

Bình bảo, thầy của mình nhất quyết tu ẩn, nên không lộ diện, không làm bất cứ việc gì. Tất cả những năng lực thần bí từ xa xưa, ông truyền lại cho Lê Thái Bình. 

Rùng rợn và hãi hùng nhất là cảnh trước ban thờ nhỏ ấy, ông thầy bí ẩn kia, sau khi đọc một số câu bùa chú, đã lấy mảnh đĩa vỡ rạch thủng lưỡi mình, rồi cầm mấy chiếc dùi nhọn xuyên lổn nhổn qua hai má. 

Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy, Lê Thái Bình suýt ngất. Thế nhưng, không ngờ, rồi có ngày, Bình làm được cái việc khiến bao người chứng kiến mặt nhợt tái da. Được truyền sở học, và để nhớ ơn người thầy kỳ lạ, mà anh gọi là sư phụ, chàng trai ấy đã lấy tên quê hương Thái Bình đặt cho mình. Trước đó, Lê Thái Bình có tên là Lê Quang Hãnh.
Sau khi xuất hiện những năng đặc dị, Lê Thái Bình được một pháp sư bí ẩn thờ tự nhà Trần nhận làm học trò. Lê Thái Bình được pháp sư dạy cho phương pháp thiền cổ điển từ thời Trần, để trị bệnh, nâng cao sức khỏe. 

Nhiều năm nay, Lê Thái Bình mở lớp thiền ở các tỉnh rồi truyền dạy thiền miễn phí. Anh coi việc làm của mình là sứ mạng mà mình phải làm cả đời. Hàng ngàn người mắc đủ các loại bệnh đã ổn định được tâm lý, sức khỏe. Thậm chí, có bệnh nhân ung thư vẫn sống khỏe mạnh như người thường khi tập thiền. 

Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu ứng dụng Tiềm năng con người nhận thấy phương pháp thiền của Lê Thái Bình trị bệnh, nâng cao sức khỏe rất hiệu nghiệm, nên đã lập ra Câu lạc bộ Thiền Việt để Lê Thái Bình truyền dạy phương pháp thiền miễn phí, nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Cách thiền đặc biệt ấy, được Lê Thái Bình gọi là Thiền Việt, tức phương pháp thiền của người Việt.



Buổi biểu diễn kinh dị: Mảnh sành rạch lưỡi, dùi nhọn xuyên má

Kỳ 2: Buổi biểu diễn kinh dị

Ngày cuối năm dương lịch, tôi và chị Nguyễn Thị Thu Hương (Giám đốc Trung tâm truyền thông tâm linh, trực thuộc UIA) tìm về địa chỉ mà Lê Thái Bình cung cấp. Đó là ngôi đền lớn thờ nhà Trần. Trong đền đã có mặt mấy chục người, sắp lễ rình rang, hương khói nghi ngút. Ngoài các cụ già trong làng, cán bộ địa phương, thì có cả cán bộ ngành văn hóa, và một số nhà nghiên cứu những hiện tượng dị thường. 

Vào đền, mấy học viên của lớp thiền khênh theo một chiếc thùng gỗ. Trong thùng gỗ có bộ quần áo sắc đỏ - vàng lòe loẹt, chiếc mũ đỏ. Lê Thái Bình mặc bộ quần áo, trông như một ông quan thời xưa. 

Lê Thái Bình thắp nhang, đến trước bàn thờ Đức Thánh Trần, khấn vái bài bản một lượt, rồi lùi ra phía sau, cách ban thờ một đoạn. Bỗng dưng Lê Thái Bình như một người khác. Anh chắp tay nói những ngôn ngữ đặc biệt, như thể những câu thần chú, mà không ai hiểu được. 

Bất thình lình, đôi mắt Bình quắc thước, dữ dằn. Bình nhặt chiếc đĩa sứ đựng trầu, hắt trầu cau đi, rồi đập mạnh chiếc đĩa xuống nền gạch. Sức đập mạnh đến nỗi chiếc đĩa vỡ nát, mảnh bắn lung tung. 


Ngoài việc truyền cho những khả năng đặc dị, Lê Thái Bình còn được pháp sư bí ẩn ở Thái Bình dạy cho phương pháp thiền cổ điển từ thời Trần, để trị bệnh, nâng cao sức khỏe. 

Nhiều năm nay, Lê Thái Bình mở lớp thiền ở các tỉnh rồi truyền dạy thiền miễn phí. Anh coi việc làm của mình là sứ mạng mà mình phải làm cả đời. Hàng ngàn người mắc đủ các loại bệnh đã ổn định được tâm lý, sức khỏe. Thậm chí, có bệnh nhân ung thư vẫn sống khỏe mạnh như người thường khi tập thiền. 

Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu ứng dụng Tiềm năng con người nhận thấy phương pháp thiền của Lê Thái Bình trị bệnh, nâng cao sức khỏe rất hiệu nghiệm, nên đã lập ra Câu lạc bộ Thiền Việt để Lê Thái Bình truyền dạy phương pháp thiền miễn phí, nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Cách thiền đặc biệt ấy, được Lê Thái Bình gọi là Thiền Việt, tức phương pháp thiền của người Việt.
Cảnh tượng diễn ra khiến tất cả mọi người đều lắc đầu lẽ lưỡi: Lê Thái Bình nhặt mảnh đĩa sắc lẹm, lè cái lưỡi ra ngoài, rồi rạch một cái thật mạnh. Mấy người yếu vía nhìn cảnh đó thì rú lên, mặt tái xanh. Vài người hãi quá không dám nhìn, lấy tay bịt mắt lại. 

Rạch lưỡi xong, Lê Thái Bình nhặt mấy tấm giấy bản (loại giấy làm thủ công) phun máu vào. Mấy mảnh giấy thấm máu màu đỏ. Nhìn cảnh máu tràn trong miệng Lê Thái Bình, ai cũng hãi hùng, lo lắng chàng thanh niên kỳ lạ này sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Lê Thái Bình còn lè lưỡi cho mọi người nhìn thấy vết rạch khiến lưỡi rách rất sâu, máu vẫn tràn ra thành dòng. 

Sau khi mọi người đã chứng kiến đầy đủ cảnh kinh dị đó, Lê Thái Bình cầm nén nhang đang cháy ngoáy mấy đường trên miệng chén rượu đã rót sẵn. Bình cầm chén rượu nhấp một ngụm, ngậm một lát, rồi nuốt luôn. 

Uống xong ngụm rượu, Lê Thái Bình lè lười. Điều kinh ngạc xảy ra, là không thấy vết rách lớn ở mặt lưỡi đâu nữa, cũng không thấy máu chảy. Nhìn cảnh tượng đó, ai cũng thở phào nhẹ nhõm. Riêng mấy người phụ nữ nghĩ Bình là thánh thần nhập vào, lên cứ chắp tay vái như bổ củi. 

Sau buổi biểu diễn kinh dị, Lê Thái Bình kể: “Lúc đó, em cũng không biết vì sao mình lại có hành động kỳ quặc như vậy, tức là cầm mảnh sành rạch lưỡi của mình. Bình thường, nghĩ đến chuyện đó, đã dựng cả tóc gáy lên rồi, chứ sao dám làm. 

Em chỉ biết, khi đứng trước ban thờ nhà Trần, thắp nhang và đọc thần chú như sư phụ dạy, thì hành động đó diễn ra mà mình không kiểm soát được. Lúc em rạch lưỡi mình, em cảm nhận rõ máu tuôn đầy trong miệng. Nhưng máu cứ ra, thì em lại nuốt hết vào bụng. 

Bản thân lúc đó cũng sợ lắm, nhưng cứ làm theo bản năng, theo vô thức thôi. Em cầm que nhang huơ trên mặt chén rượu vẽ hai chữ “Cấm thủy”, tất nhiên là chữ Nho vẽ vào hư không thôi. Nhưng điều lạ, là khi em uống chén rượu vẽ “hư chữ” đó, thì vết rạch ở lưỡi lập tức liền lại, không chảy máu nữa. Chuyện này, em cũng không giải thích được”.

Sau khi biểu diễn màn rạch lưỡi dựng tóc gáy, thì hai học viên lớp thiền mang chiếc đai thượng, là miếng vải dày, màu đỏ, dài độ 2 mét từ chiếc hòm gỗ ra. 


Chị Nguyễn Thị Thu Hương chọn hai người khỏe mạnh ở làng làm công việc tưởng như… giết người. Chiếc dây đai quấn quanh cổ Lê Thái Bình, rồi hai người nắm hai đầu kéo thật mạnh, khiến dây thít lại, như kiểu thắt cổ. 


Hình ảnh ấy khiến mọi người nhốn nháo, sợ hãi. Có người sợ Bình tắc thở mà chết, nên ra sức khuyên can. Tuy nhiên, Bình yêu cầu phải kéo mạnh hơn nữa. Hai người kéo mạnh đến nỗi đu cả người lên dây. 

Khi hai người đang kéo sợ dây rất mạnh, thì Lê Thái Bình vẫn hành lễ bình thường, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, nhưng không phát ra tiếng. Khoảng 10 phút sau, do sợi dây thít cổ đã lâu, khuôn mặt Bình phù lên, mắt trợn ngược, nhìn rất hãi. Trong nghi lễ biểu diễn kỳ quái này, khuôn mặt đó gọi là “hổ phù”. 

Khi mọi người còn đang hồn xiêu phách lạc, cậu học viên đưa cho Lê Thái Bình hai chiếc que sắt nhỏ bằng cái đũa. Nhìn kỹ thì đó chính là một thanh đao nhỏ, đúc bằng đồng, gồm một đầu như lưỡi đao sắc, một đầu nhọn hoắt như dùi. 

Hai tay Lê Thái Bình cầm hai “thanh đao”, rồi cắm mạnh vào hai bên má. Tôi đứng gần, còn nghe rõ tiếng “sụt”. Bình há miệng ra, ai cũng nhìn thấy đầu que sắt nhọn hoắt xuyên qua má vào tận trọng miệng. Đầu lưỡi đao của “thanh đao” được cột chặt trên chiếc mũ màu đỏ. 


Trong khi dây đai xiết cổ, “thanh đao” nhọn xuyên thủng má, thì chàng trai kỳ dị Lê Thái Bình vẫn hành lễ tới mấy phút nữa. Xong việc, Bình rút chiếc đao nhọn ra khỏi má, tháo chiếc dây thít cổ. Điều kinh ngạc là không thấy có giọt máu nào chảy ra ngoài má hoặc trong miệng. 


Nhưng, điều ngạc nhiên hơn nữa, là lỗ thủng nhỏ trên má co dần lại. Lê Thái Bình dùng bàn tay vuốt vào hai bên má một cái, thì vết thủng biến mất. 

Tôi dành nhiều câu hỏi và thắc mắc, nhưng không nhận được những giải thích thỏa mãn từ phía Lê Thái Bình. “Dị nhân” có khả năng kỳ quái này bảo rằng: “Em đã biểu diễn trò xiên lình (xuyên thép qua má) nhiều lần rồi. Đã có mấy lần biểu diễn trước sự chứng kiến của các nhà khoa học, các giáo sư tiến sĩ. Mọi người cũng đưa ra nhiều cách giải thích. Người thì bảo em tiêm, bôi, ngậm thuốc tê, thuốc cầm máu, nhưng thực sự là em không dùng thứ thuốc nào cả, cũng không có tiểu xảo nào khác. 


Thậm chí, có ông còn giải mã rằng do cơ địa ở má khá đặc biệt, không có mạch máu, nên máu không trào ra khi xuyên que nhọn vào. Em bảo, vậy bác thử nặn cái mụn trứng cá ở má, xem có ra máu không, hoặc dùng dao cạo râu cạo mạnh một cái, xước chút da, thì ông ấy không trả lời được. 


Thực sự với anh, là bản thân em cũng không giải thích được chuyện này. Bình thường, ai mà dùng dây thít cổ như thế, thì chỉ có tắc thở mà chết. Đằng này, dù thít cổ suốt 15 phút, không thở được, máu không lưu thông, khiến mặt sưng phù lên, mà em không thấy cảm giác gì, không thấy ngộp thở, cũng là điều lạ lùng lắm. 

Còn chuyện đâm lình (que sắt nhọn) vào má thì không phải kỹ xảo hay ảo thuật gì đâu, lúc đó cứ đâm lung tung thôi, chứ không nhằm vào chỗ nào an toàn, hay không có mạch máu. 

Vì sao đâm thủng má mà không chảy máu, rồi rút lình ra vết thủng lại liền thì em cũng không giải thích được. Ngay cả thầy em cũng không bao giờ giải thích chuyện đó. 

Em chỉ biết rằng, kỹ thuật rạch lưỡi, xiên lình có từ thời xa xưa, đặc biệt là các pháp sư thời Trần ai cũng biết biểu diễn cả. Ngày xưa, các pháp sư biểu diễn trò này trong cung đình hoặc các lễ hội để xua đuổi ma tà, cho bùa chữa bệnh (phun máu Thánh vào giấy bản để làm bùa chữa bệnh, đuổi tà ma), còn ngày nay thì biểu diễn như một nét văn hóa, nghi lễ tối cổ. 

Em cũng được sư phụ nói rằng, chỉ những pháp sư có nguồn gốc từ thời Trần thì mới làm được trò rạch lưỡi, xiên lình”.

Ông Đặng Hùng (Nhà nghiên cứu sử Thái Bình): “Tôi là người được chứng kiến trực tiếp việc Lê Thái Bình biểu diễn màn rạch lưỡi, xiên má bằng que thép. Thú thực, xem cảnh đó, tôi cũng kinh ngạc, khó hiểu, thậm chí dựng cả tóc gáy. Nhiều người yếu tim không dám xem đâu. 
Trước đây, tôi đọc nhiều sách cổ, sách tâm linh nói về nghi lễ này, nhưng tôi chỉ nghĩ nó là thứ huyền thoại huyễn hoặc, chứ không có thật, ai dè đúng là chuyện thật, vẫn hiện diện đến ngày nay. 
Sách cổ gọi trò rạch lưỡi là “dấu mặn”, còn chọc thanh thép vào má, vào tai là “xiên lình” hoặc “xiên lìn”. 
Theo đó, ngày xưa, Đức Ông khi hầu nhà Trần thì dùng phép lên đai thượng (thít cổ bằng dây vải), xiên lình và lấy dấu mặn. Đức ông khi thượng đồng xiên lình hai tai và hai lình quân. 
Tứ vị vương tử ngự đồng lên đai thượng, xiên lình. Vương cô đệ nhị về đồng mang theo cờ kiếm, lấy dấu mặn. Dấu mặn dùng để chữa bệnh, trị tà, chữa điên, trấn yểm... 
Dấu mặn thường trấn yểm cho đền to phủ lớn, trấn những vùng long mạch lớn. Nếu dùng máu Thánh để trấn thì khó mà phá được. 
Phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn thường chỉ những người căn cao nặng mới hầu được, vì khi lên đai thượng hai người đứng hai bên kéo dây thít chặt vào cổ, mắt ngầu đỏ lộn tròng, mặt hổ phù. Nhiều người không phải căn cao mà lên đai thượng chết ngay trên sập hầu. 
Xiên lình là hình thức của Sa man giáo, ở Việt Nam xiên lình tượng trưng cho những hiện tượng siêu nhiên, thần thông của bề trên. Một số người cho rằng xiên lình do đâm vào huyệt đạo nên không chảy máu, nhưng sự thực khi hầu là xiên lung tung trên má, miệng, tai, không cứ vào huyệt đạo mà không chảy một giọt máu.
Tương tự như vậy, việc lấy dấu mặn, sau khi đập vỡ, lấy mảnh sành rạch lưỡi phun máu vào bùa, nhưng khi thư hương vào chén rượu ngậm vào máu lập tức ngừng chảy”.

Chàng trai mang sứ mệnh dạy thiền miễn phí cho người Việt

Kỳ 3: Sứ mệnh kỳ lạ

Như đã nói ở kỳ trước, không hiểu cơ duyên nào, mà anh chàng Lê Thái Bình bỗng dưng không muốn làm việc, cứ nửa đêm về sáng ra đền Ngọc Sơn ngồi thiền. Điều lạ, là trước đó, Lê Thái Bình chưa bao giờ biết thiền, đặc biệt là không bao giờ tin vào những chuyện tâm linh, thần bí. 

Thiền xong, Bình thấy tinh t
hần thoải mái, đầu óc sáng láng. Một tuần không thiền được vài buổi, thì người mệt mỏi, đầu óc u mê, không muốn làm gì. Nhờ cơ duyên đặc biệt, Bình gặp một pháp sư người Thái Bình, và được nhận làm đệ tử. 

Vị pháp sư này không chỉ dạy cho Bình những công năng đặc dị như rạch lưỡi, xuyên má bằng thép không thấy đau, mà còn truyền cho anh nhiều khả năng thần bí khác. 

Khả năng kỳ lạ nhất, mà đến bây giờ Bình vẫn không thể lý giải được, đó là việc biết trước một người sẽ qua đời. 

Thời gian đó, khi nhắm mắt lại, Lê Thái Bình cứ “nghe thấy” những tiếng nói qua tai, nhưng mở mắt ra nhìn xung quanh thì chẳng có bóng người, tiếng nói cũng biến mất. 


Điều lạ nữa, là Bình “nhìn thấy” những lớp hào quang bao quanh con người. Dòng hào quang cứ lấp lánh, tựa như dòng ánh sáng chảy liên tục. Hễ hào quang của ai bị tắc ở vị trí nào, thì chỗ đó có bệnh, còn hào quang cơ thể rối loạn, thì người đó mắc trọng bệnh và sắp qua đời. 

Khi đó, gặp một số người, chẳng hiểu sao, Bình cứ bảo người ta sắp chết. Có người nghe Bình nói thế, tức giận mắng xối xả, thậm chí còn đòi đánh. Không ngờ, chỉ vài hôm sau thì chết thật. 

Thời điểm đó, Bình còn nghĩ mình bị hoang tưởng. Ông thầy người Thái Bình biết cậu học trò có khả năng đó, song yêu cầu Bình không được phát huy và cũng không nên quan tâm, bởi nó nằm giữa ranh giới khả năng đặc biệt và “tẩu hỏa nhập ma”. 

Khi thiền định sai phương pháp, tức là mở luân xa bừa bãi, thì bộ não phát lộ nhiều khả năng đặc biệt, trong đó có khả năng “thấy”, hoặc cảm nhận được trường năng lượng, hay còn gọi cách khác là hào quang của người khác. 

Những người thiếu hiểu biết, hoặc háo danh sẽ nghĩ mình có khả năng đặc biệt, là người giời, nên nói năng lung tung, bừa bãi, rồi biến thành hoang tưởng lúc nào chẳng hay. 

Vị pháp sư bí ẩn, tức thầy của Lê Thái Bình biết được điều đó, nên đã hướng dẫn Bình tập luyện đúng phương pháp, loại bỏ những thứ vừa giống khả năng đặc biệt vừa giống hoang tưởng đó ra khỏi đầu. 

Lê Thái Bình bảo: “Thầy em là một pháp sư nhưng ông chỉ truyền sở học cho em, mà không dùng để làm gì cả. Ông truyền cho em chỉ là để có người nối dõi nghề cổ xưa này, chứ bản thân ông cũng không muốn ứng dụng vào cuộc sống, bởi dễ bị người đời nghĩ là mê tín dị đoan. 


Em cũng coi những công năng kỳ lạ ấy là trò vui, thi thoảng biểu diễn cho vui thôi, chứ chẳng phải để dọa ai. Thầy em dạy bổ sung thêm cho em phương pháp thiền, với mục đích khai mở trí tuệ, khiến đầu óc sáng láng, nâng cao sức khỏe. 

Em thấy phương pháp thiền định của thầy có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, nên muốn truyền dạy cho nhiều người, để nhiều người biết sử dụng, chứ giữ khư khư một mình thì lãng phí lắm”.

Thời gian gần đây, đâu đó cả nước xuất hiện nhiều câu lạc bộ thiền, theo nhiều phương pháp, trường phái khác nhau. Không ai phủ nhận tác dụng tích cực của thiền với sức khỏe con người. Mọi người có thể ngồi thiền mọi lúc, mọi nơi, miễn là giữ được bộ óc thư giãn. 

Tuy nhiên, điều khá đặc biệt, là phương pháp thiền của Lê Thái Bình có tác dụng nhanh và mạnh hơn trong việc trị bệnh, nâng cao sức khỏe, khi thiền ở những địa điểm tâm linh như đình, đền, chùa. 




Phương pháp thiền của Lê Thái Bình là tập trung tư tưởng, khai mở và kiểm soát hệ thống luân xa trên cơ thể và thu nạp năng lượng vũ trụ qua các luân xa. Nếu luân xa được mở ở những địa điểm tốt, có nhiều năng lượng, thì rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân. 

Theo chàng trai trẻ Lê Thái Bình, cơ chế gây bệnh trong nhiều trường hợp là do thể khí bị “tắc”, làm cản trở việc thu nạp năng lượng sống của tế bào, khiến tế bào bị nhiễm độc, tổn thương, gây viêm tấy cục bộ. Thiền sẽ thu nạp năng lượng vũ trụ vào cơ thể người, giúp khai thông kinh lạc, tẩy rửa tế bào, từ đó mà nhiều bệnh tật được đẩy lui, cơ thể thanh sạch, khỏe mạnh.

Hồi năm 2010, đêm đêm thấy một chàng trai trẻ ngồi bất động ở chùa Dâu (đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), nhiều người tò mò. Một số cụ già quanh vùng lấy làm lạ, hỏi han. 

Nhiều người được Bình hướng dẫn cách thiền, liền làm theo và thấy sức khỏe tăng lên rõ rệt, tinh thần vui vẻ, sảng khoái. Rồi người nọ mách người kia, có đến m



Trong thời gian ngắn, số người tìm đến học thiền quá đông, khiến chàng trai Lê Thái Bình rất vất vả. Anh phải mượn sân đền Voi Phục (Kim Mã, Hà Nội) rộng rãi làm nơi dạy người bệnh phương pháp thiền. 
Lê Thái Bình dạy cho một số người thật giỏi, tinh thông và có nhiệt huyết, để họ tiếp tục hướng dẫn cho những người khác. 
Cứ người nọ mách người kia, rồi hàng loạt câu lạc bộ mang tên Thiền Việt được lập ra. Thậm chí, cả trăm người ở các tỉnh lẻ, như Hải Dương, Hải Phòng cũng tha thiết nhờ Lê Thái Bình truyền dạy phương pháp của Thiền Việt. Bình lại phải đi về các tỉnh như con thoi để hướng dẫn mọi người thiền. 
Không chỉ dạy thiền, giúp mọi người làm thanh sạch bộ não, mà Bình còn hướng mọi người vào các hoạt động từ thiện, để bồi đắp thêm nhân cách đẹp cho mọi người. 
Điều đáng ngạc nhiên hơn, là nhiều năm nay, dù vất vả ngược xuôi, đêm hôm với việc dạy thiền, song Lê Thái Bình chưa từng lấy một đồng học phí nào của các học viên. 
Lê Thái Bình bảo, việc dạy thiền và truyền năng lượng sống cho mọi người như định mệnh mà Bình buộc phải làm. Anh coi đó là công việc thiêng liêng, nên không được phép lợi dụng để kiếm tiền.

“Chúng ta hãy thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. 

Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, sự phán đoán sẽ kém chính xác. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, cơ thể tiêu 
phí nhiều năng lượng mà việc giải quyết công việc lại kém hiệu quả. 
Một sinh viên thiếu tập trung sẽ khó tiếp thu bài giảng. Một công nhân đứng máy lơ đễnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. 
Ngoài ra, trong điều kiện phát triển của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì rất dễ bị stress. Khi đã bị stress, thì cơ thể sẽ mất sức đề kháng, dễ dẫn đến nhiều bệnh tật. Tập thiền đúng phương pháp, sẽ loại bỏ tạp niệm, giải tỏa cho bộ não, kích thích tế bào hoạt động, từ đó mà tiêu trừ bệnh tật”
 - Lê Thái Bình




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét