PHONG TỤC VIỆT NAM


Lời nói đầu

"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội....
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần.
Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan niệm về thẩm mỹ cũng luôn biến đổi. Ví dụ, cái búi tóc của nam giới rõ ràng là lạc hậu song cũng phải qua quá trình đấu tranh lâu dài mới mất đi, nhưng bộ răng đen của nữ giới ngày xưa được ca tụng là đẹp, là duyên dáng, mấy năm sau Cách mạng Tháng Tám chẳng ai bắt buộc gò ép mà tự nhiên biến mất nhường chỗ cho hàm răng trắng.
Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay, không phải chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hoá. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìmnhững phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.
Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy, phục hồi và phát huy thuần phong tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.
Những nội dung trình bày dưới dạng hỏi đáp trong cuốn sách này chỉ nhằm giải đáp phần nào xuất xứ của các phong tục đã tồn tại ở nước ta, để các bạn tham khảo, tự phân tích, cái nào hay nên theo, cái nào dở nên bỏ, cái nào còn hạn chế những xét thấy chưa thể bỏ ngay thì tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà châm chước vận dụng cho thích hợp...
Bản thân tác giả cũng mong góp được một phần nhỏ trong cuộc đấu tranh nói trên. Rất mong nhận được sự thông cảm, ủng hộ cũng như sự góp ý chân tình của đông đảo bạn đọc gần xa.

Tân Việt

  1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?
  2. Mối lái là gì?
  3. Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?
  4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?
  5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không?
  6. Sự tích tơ hồng
  7. Tục thách cưới hay dở ra sao ?
  8. Bánh su sê hay bánh phu thê?
  9. Tiền nạp theo (hay treo) là gì?
  10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới
  11. Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?
  12. Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành.
  13. Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
  14. Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?
  15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?
  16. Tại sao phải có phù dâu
  17. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?
  18. Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi
  19. Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì?
  20. Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?
  21. Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao?
  22. Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào?
  23. Mục II: Sinh dưỡng: 23 Dạy con từ thủa bào thai
  24. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
  25. Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?
  26. Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?
  27. Tại sao tuổi trong khai sinh, trong văn bằng không đúng với tuổi thật?
  28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?
  29. Có mấy loại con nuôi?
  30. Mục III: Giao thiệp: Xưng hô thế nào cho đúng?
  31. Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?
  32. Cách xưng hô trong họ
  33. Phải chăng " lời chào cao hơn mâm cỗ "?
  34. Nhập gia vấn húy là gì ?
  35. Ai vái lạy ai
  36. Đạo thầy trò
  37. Miếng trầu là đầu câu chuyện
  38. Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng
  39. Tại sao gọi là tóc thề?
  40. Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc
  41. Vì sao có tục bán mở hàng ? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?
  42. Mục IV: Đạo hiếu: 42. Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?
  43. 43. Tục khao lão: 44; 45
  44. 46. Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào; 47; 48; 49; 50
  45. 51; 52 Gia phả là gia bảo có đúng không?
  46. Mục V: Lễ tang: 53; 54; 55; 56; 57; 58; 59; 60
  47. Mục V: Lễ tang; 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70
  48. Mục V: Lễ tang: 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80
  49. Mục V: Lễ tang: 81. 82. 83. 84. 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91
  50. Mục VI: Giỗ Tết tế lễ
  51. Mục VII: Vấn đề chọn ngày, giờ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét