CÁCH CHỌN NGÀY TỐT CHO 83 VỤ
CHƯƠNG
1 : CÁCH THỨC CHỌN NGÀY GIỜ TỐT.
1/. TÌM BIẾT VỤ ĐỊNH LÀM VÀ NHỮNG NGÀY TỐT
Trước tiên , dò theo mục lục soạn sẵn 86 vụ việc thường làm trong chương
2 để biết vụ mình làm thuộc về vụ nào trong adnh sách đó. Rồi vào ngay vụ việc
đó ,để biết hết tên các ngày tốt cho vụ việc của mình làm. Ví dụ : Muốn lợp nhà
thì tìm vụ số 4 thấy có 23 ngày tốt ; muốn xây bếp tìm vụ số 17 thấy có 18 ngày
tốt...vv...
2/.DÒ COI GẶP BAO NHIÊU NGÀY TỐT ĐÓ TRONG THỜI GIAN
MÌNH ĐỊNH LÀM :
Bây giờ , ta phải tính xem việc mình định làm đây là làm trong khoảng thời
gian nào. ( Ví dụ từ ngày nào tới ngày nào , trong khoảng bao lâu thì xong ) Rồi
dò trong lịch coi trong khoảng thời gian đó gặp bao nhiêu ngày tốt có tên trong
vụ ( mà mình mới tìm ra ở trên đó ). Ghi hết các ngày đó ra , tính xem ngày nào
có nhiều điểm nhất trong số đó thì chọn.
3/. ĐỊNH SỐ ĐIỂM CHO NGÀY TỐT CĂN BẢN :
Trong chương 2 gồm có 86 vụ , Mỗi vụ nào cũng có biên sẵn một số ngày tốt
, được mệnh danh là những ngày tốt că
n bản , vì phải lấy nó làm gốc để
lựa ngày. Và bất kỳ ngày nào trong đó , khi đã chọn trong số đó là đã có 5 điểm/ngày.
4/. XÉT ĐIỂM CHO NGÀY TỐT CĂN BẢN KHI GẶP 3 LOẠI :
SAO-TRỰC-THẦN SÁT.
Mỗi ngày tốt căn bản đều gặp 3 loại sao-Trực-Thần Sát. Bởi do có việc gặp
gỡ này mới có việc thêm bớt điểm cho ngày tốt căn bản. Đại khái hễ gặp 1 loại
nào hạp với vụ mình làm thì cộng thêm 1 điểm , gặp bao nhiêu loại hạp thì được
cộng thêm bấy nhiêu điểm. Ngược lại , gặp loại nào trái-kỵ với việc mình làm
thì trừ đi 1 điểm , gặp bao nhiêu loại khắc kỵ thì trừ đi bấy nhiêu điểm. Cụ thể
cho từng loại được tính như sau : a/. Xét điểm khi gặp
các loại Sao :
_ Trước
tiên xin nói rõ Sao ở đây chỉ là chỉ Nhị Thập Bát Tú thôi , các Sao khác đã
tính theo loại Thần Sát rồi vậy. Hệ này gồm 28 vì Sao , chia ra làm 3 loại : Kiết
Tú ( Sao tốt ) , Bình Tú ( Sao trung bình ) , Hung Tú ( Sao xấu).
Hãy dò xem trong lịch , mỗi ngày đều
có 1 Sao tương ứng đi kèm , xem ngày tốt căn bản gặp sao gì , tốt hay xấu , hay
bình rồi tính như dưới đây
_ Ngày tốt căn bản gặp
Kiết Tú : Trước
tiên là ta được cộng 1 điểm trước đã. Kế đến dò xem trong chương 3 khi nói về
28 Sao này , xem trong các việc nên -kỵ của Sao này đối với việc mình định làm
thế nào. Nếu gặp Sao nay có nói nên làm việc mình định làm thì được cộng thêm 1
điểm nữa .
Ví dụ : Ta định lựa ngày cưới gã mà
gặp Sao Phòng , là Sao tốt , là được cộng thêm 1 điểm , xem chỗ Sao Phòng thấy
có nói nên cười gã , hợp với việc của mình , vậy là cộng thêm 1 điểm nữa . Tức
là cưới gã mà ngày đó có Sao Phòng là được cộng thêm 2 điểm vậy.
Nhưng nếu đó là Khai trương , thì chỉ được cộng thêm 1 điểm thôi , vì chỗ
Sao Phòng không có nói nên Khai trương.
_ Ngày tốt căn bản gặp
Hung tú : Trước
tiên là thấy bị trừ 1 điểm đã , kế đến cũng như ở trên
,xem chỗ Hung Tú này có khắc kỵ việc mình làm không , nếu có là bị trừ
thêm 1 điểm nữa vậy
Ví dụ : Ta xem cho thân chủ kiếm ngày chôn cất , gặp Sao Cang thì bị bớt 1 điểm
, xem chỗ sao Cang thấy có nói kỵ chôn cất nên bớt thêm 1 điểm nữa vậy. Nghĩa
là chọn ngày cho việc chôn cất gặp Sao Cang thì bị trừ 2 điểm.
Nhưng nếu là định đào giếng thì chỉ bị bớt 1 điểm thôpi , vì Sao Cang
không cữ việc đào giếng. _ Ngày tốt căn bản gặp Bình Tú : Như vậy thì không được công
thêm điểm đầu tiên nhưi 2 loại trên. lúc này ta phải xem chỗ sao Bình Tú này
xem hạp kỵ với việc mình định làm thế nào , nếu gặp việc hạp thì được cộng thêm
1 điểm , nếu gặp việc kỵ thì bị trừ đi 1 điểm , nếu việc mình định làm không thấy
nói gì đến thì không cộng cũng không trừ.
b/ Xét điểm khi gặp 12 loại Trực :
Có 12 Trực tầt cả. Trong các lịch có ghi rõ mỗi ngày ứng với 1 trực tương
ứng , xoay vần đi, chỉ có ngày giao tiết thì trực mới trùng với trực ngày trước
. Cách tính cũng y như trên , nếu gặp trực hạp với việc mình định làm thì cộng
thêm 1 điểm , nếu gặp trực kỵ với việc mình định làm thì trừ đi 1 điểm , không
thấy nói gì đến trực trong vụ việc mình định làm thì thôi. c/. Xét điểm khi
ngày tốt căn bản gặp các loại Thần Sát :
Nếu nói đến Thần Sát cò hàng mấy trăm loại Thần Sát , có những Thần Sát hợp
lý cũng có , những Thần Sát rất phi lý do người đời sau bịa đặt ra cũng có.
Nhưng trong phạm vi bài này , NCd tôi không bàn đến vấn đề đó vậy , chỉ xét 1 số
Thần Sát có đề cấp đến trong từng ụ việc nêu ra thôi.
Có những thần sát được nêu ra trong lịch (đương nhiên là lịch chữ Tàu chứ
lịch Việt thì không có ghi 1 thần sát nào rồi ) , có những thần sát không ghi
ra lịch , ta phải tra trong bảng lập thành sẵn ở chương 8.
Trong tất cả thần sát đề cập đến trong vụ , có khi chỉ gặp 1 -2 thần sát
trong ngày tốt căn bản , thậm chí có khi cũng không gặp thần sát nào cũng có.
Tùy theo thần sát đó hạp hay kỵ với việc mà mình định làm mà cộng hay trừ điểm
, mỗi thần sát hạp hay kỵ là 1 điểm.
*Theo thuật ngữ cổ thì việc chọn ngày giờ tốt xấu khi khởi đầu làm một việc
gì đó cụ thể thì phạm vi không giống nhau. Sách Hiến thư, Thông thư, Hiệp kỷ biện
phương, Trạch nhật đại giám nhiều chỗ cũng có nhiều khác biệt.
Nay xin phép được giản lược và diễn giải theo ngôn ngữ thông dụng, theo
tính chất của từng công việc mà sử dụng, tránh lộn xộn, trùng lặp, tránh hiểu lầm
mà dùng sai để Quý vị tiện so sánh và đối chiếu.
Có thể chia ra làm 7 mục chính sau:
Các việc tế tự, cầu cúng, làm các việc về Siêu hình.
Các việc dùng trong kiến trúc nhà ở và các công trình.
Các việc sử dụng trong sinh hoạt.
Các việc dùng trong hôn nhân.
Các loại dùng trong các việc Công, Thương, Các loại việc về chăn nuôi, trồng trọt.
Các loại việc về tang ma, an táng
Phần 1:
Gồm có 10 mục chính, sách Hiến thư gọi là “ Cúng tế Quỷ thần ” , Sách Hiệp
kỷ phân ra nhiều loại như “ Cầu phúc “ Cầu Tự’’, sách Thông thư lại đưa phân nhỏ
ra làm các việc như “Tế mộ ”, “ Tạ thổ ”, “Khai quang”..v.v....
Nay rút gọn còn các việc chính như sau:
Tế tự: cúng tế.
Gồm các việc cúng tế quỷ thần, tổ tiên. Đây là phương thức cúng lễ rất phổ
biến, dâng cúng sinh lễ chay hoặc mặn trong những thời điểm tuỳ theo từng gia tộc,
gia đình hay các ngày Vía, ngày Đản, không nhất thiết phụ thuộc ngày tốt, xấu.
Cầu phúc: Cầu xin điều tốt lành
Chính là các việc kiến lập đạo tràng, bày lễ, tiệc cầu đảo tiêu tai giáng
phúc, lễ cầu nguyện, lễ tạ và lễ hoàn nguyện những điều đã hứa.
Cầu tự: Cầu xin có con cái nối dõi, phần lớn là cầu có con trai.
Trai tiếu: Lập đàn chay
Là làm lễ lập đàn siêu độ vong hồn, các việc dâng cúng đồ mới cho
vong.
Khai quang:Lễ điểm nhãn cho tượng Thần, Phật.
Cũng có một số quan niệm hoà đồng cùng lễ Hô thần nhập tượng.
An hương: Lễ đặt vị trí tượng Thần, Phật.
Khi xây dựng xong nhà cửa cũng có nghi thức đặt Thần vị gọi là “Nhập trạch
an hương” hay “Nhập trạch quy hoả”. Nếu như tượng mới làm xong cần có thêm nghi
thức Khai quang hoặc Hô thần nhập tượng.
Thượng biểu chương: Dâng biểu, sớ, tấu cầu cúng .
Giải trừ: Giải thoát và trừ bỏ tai ách.
Tế mộ: Cúng tế phần mộ.
Việc cử hành nghi thức khi đắp xong phần mộ, hoặc là việc tảo mộ trước và
sau Thanh minh.
10- Tạ thổ: Lễ tạ thổ thần.
Sau khi xong công việc cử hành cúng tế còn gọi là Điền lễ. Sau khi hoàn
thành phần mộ cử hành cúng tế còn gọi là Hoàn phần.
Phần 2
Các công việc có liên quan tới tu sửa, làm mới các kiến trúc gồm 26 việc
như sau:
1- Tu tạo, động thổ: Chỉ việc xây dựng, sửa chữa, đào đất khởi công xây dựng
một công trình hoặc nhà ở.
Tu tạo (kiến tạo với tu phương ) chính là chỉ các việc xây dựng hoặc tu sửa
cung thất, công sở, nha môn, tự miếu,nhà thờ họ, thành quách, đình quán, kho
tàng nhà cửa.
Tu tạo được bao gồm: Tu sơn, Tu hướng, Tu trung cung. Làm mới chỉ luận toạ,
hướng nhưng khi sửa chữa cần quan tâm tới tất cả.
Động thổ chỉ loại công việc khởi đầu khi động nhát cuốc đầu tiên xây dựng
Dương trạch, nó khác với Phá thổ chỉ loại mai táng thuộc về Âm trạch. Đến nay vẫn
còn nhiều người lẫn lộn giữa hai loại này.
2- Khởi cơ, định tảng: Làm nền, đặt đá kê chân cột.
“ Tảng” tức là hòn đá kê chân cột, tục gọi là “ Thạch tảng” tức là đá kê
chân cột, cũng còn gọi là “Tảng đôn”.
Động thổ là “Khai sơn”, định tảng là “Lập hướng”,khi động thổ làm mới chỉ
cóToạ. Hướng, chưa đặt hình thể, khi làm nền “ Khởi cơ” mới định rõ hình thể,
vì vậy làm nền cũng rất quan trọng, 3- Thụ trụ, Thượng
lương: Dựng cột,
gác xà.
4-
Cai ốc, hợp tích: Lợp nhà, hợp nóc.
5-
Tu sức viên tường: Trau dồi và sửa sang tường.
6-
Xuyên tê, phiến giá: Xuyên đục gỗ, đặt khung cửa, làm
cánh cửa.
7-
An môn: Lắp đặt cửa, cổng. Rất cần coi trọng vì đó là yết hầu của cả
ngôi nhà, chỗ ra vào, mở đóng.
8-
Tác táo: Làm bếp.
9-
Di tỉ: Di chuyển chỗ ở.
10- Nhập trạch: Vào nhà mới.
11- Xuất hoả sách tá: Xuất hương hoả (tức là Thần
vị) chuyển đi để dỡ bỏ nhà.
12- Phá ốc, hoại viên: Phá nhà, huỷ tường.
13- Bình tri đạo đồ: Sửa sang đường xá. 14- Phạt mộc: Chặt cây.(dùng để chế tác xà nhà ) 15- Tố lương: Làm xà nhà.
16- Tu trí sản thất: Bố trí và tu sửa buồng cho sản
phụ.
17- Tạo thương khố: Xây dựng mới kho tàng.
18- Tu thương khố: Sửa chữa làm mới lại kho
tàng.
19- Khai cừ, xuyên tỉnh: Đào mương dẫn nước, đào giếng.
Thợ đào phải tuân thủ một số quy tắc trai giới mới mong được mạch nước thanh
khiết. 20- Khai trì: Đào ao
21- Tác xí: Làm nhà xí, khu vệ
sinh.
22- Tác bi: Làm chỗ chứa nước.
23- Phóng thuỷ:Tiêu nước.
24- Tạo kiều: Làm cầu.
25- Bổ viên , tắc huyệt: Vá sửa tường, lấp hang hố.
26- Tạo miếu: Xây miếu thờ
Phần 3
Các công việc trong sinh hoạt bao gồm 8 việc sau:
1- Xuất hành: Đi xa ra ngoài.
2- Thượng quan phó nhậm: Lên quan nhậm chức.
Nay gọi là làm lễ nhận chức vụ mới.
3- Hội thân hữu: Tụ họp với họ hàng hoặc bạn
bè.
4- Nhập học: Là việc bái sư tiếp thu giáo
dục hoặc kỹ nghệ.
5- Mộc dục: Tắm gội, chỉ việc làm sạch,
thanh khiết cơ thể trước khi trai giới.
6- Thế phát: Cắt tóc , xuống tóc
chỉ việc cắt tóc máu lần đầu cho trẻ sơ sinh hay xuống tóc cho tăng ni đi tu.
7- Chỉnh thủ, túc
giáp: Cắt sửa
móng tay chân lần đầu cho trẻ sơ sinh.
8- Cầu y liệu bệnh: Mời thầy chữa bệnh, rất quan
trọng trong các bệnh cần mổ xẻ.
Phần 4
Các công việc trong hôn nhân bao gồm 8 việc sau:
1- Nạp thái vấn danh: Nạp đồ lễ dạm hỏi, xem tuổi.
2- Đính minh: Thề đính ước. Nghi
thức ràng buộc hôn nhân, giờ hay quan niệm là đính hôn. 3- Tài y: Cắt may quần áo. Chỉ việc cắt may quần áo cho cô dâu,
cũng có thể xem cho việc may quần áo chúc thọ.
4- An sàng: Kê đặt giường chiếu, treo
màn trướng cho vợ chồng mới, hoặc lấy nhau lâu không thụ thai cũngthay đổi giường
chọn vị trí mới để kê.
5- Khai dung: Trang điểm dung nhan. Cô dâu
xưa có tục nhờ người nhổ đi những lông dài trên má còn gọi là chỉnh dung.
6- Giá thú, kết hôn: Lễ cưới, đón dâu.
7- Nạp tế: Nhận gửi rể
8- Tiến nhân khẩu: Chỉ việc nhận con nuôi.
. Phần 5
Các việc dùng trong Công Thương bao gồm 11 việc sau.
1-
Khai thị hoặc khai trương: Khai mạc, khai trương cửa hiệu mới,
xưởng mới, hoặc ngày đầu năm khai trương của tiệm hoặc bắt đầu sản xuất.
2-
Lập ước giao dịch: Lập các khế ước, hợp đồng giao dịch.
3-
Nạp tài: Nộp (thu) tiền, kết toán sổ sách.
4-
Khai thương khố, xuất tự tài: Mở kho tàng, xuất tiền của, xuất
hàng hoá.
5-
Thụ kỳ, quải biển: Dựng cờ, treo biển hiệu.
6-
Cổ trú: Lò đúc, đây chỉ việc nổi lửa trong lò đúc luyện.
7-
Kinh lạc: Đặt khung cửi, khung dệt, máy dệt.
8-
Tác nhiễm: Nhuộm màu cho vải, sợi, quần áo.
9-
Uân nhưỡng: ủ men, gây men làm rượu, dấm, tương.
10- Tạo xa khí: Làm, chế tác các công cụ
giao thông trên bộ.
11- Tạo thuyền: Đóng thuyền, tàu thuỷ.
Phần 6
Các công việc đồng ruộng và chăn nuôi bao gồm 10 việc sau đây:
1- Tài chủng: Trồng trọt hoa màu, tre, gỗ.
2- Bổ tróc: Đuổi bắt, đây là việc diệt
các côn trùng có hại cho hoa màu.
3- Điền liệp: Săn bắn, đánh bắt các loài
chim bay, thú chạy. 4- Thủ ngư: Đánh bắt cá. 5- Kết võng: Đan lưới
6-
Cát mật: Thu lấy mật ong.
7-
Mục dưỡng: Chăn thả, nuôi dưỡng gia súc.
8-
Nạp súc: Mua, thu nạp gia súc mới.
9-
Tạo súc điền tê sản: Làm các loại chuồng gia súc.
10- Giáo ngưu mã: Dạy, huấn luyện trâu ngựa
làm các việc trợ giúp nhà nông.
*Phần 7
Các công việc về
tang ma, an táng, cải táng bao gồm 12 việc sau:
1-
Phá thổ: Phá, đào đất để chôn cất, xây, đắp mộ.
2-
Nhập liễm: Liệm xác
3-
Di cữu: Chuyển linh cữu, áo quan ra khỏi nhà hoặc nơi quàn.
4-
An táng: Cử hành lễ chôn xuống đất.
5-
Khải toản: Cải táng, cải cát, bốc mộ.
6-
Tu phần: Tu sửa phần mộ, cũng có thể xem chung với việc táng
thêm người mới chết vào một huyệt của người chết trước “Hợp táng”
7-
Khai sinh phần: Người còn sống làm mộ trước cho
mình.
8-
Hợp thọ mộc: Người còn sống đóng áo quan trước cho mình.
9-
Tiến Thọ phù: Dâng bùa Thọ gồm 8 chữ, phóng dâng
ra hư không khi làm sinh phần.
10- Lập bia: Dựng bia mộ, hoặc bia tưởng
niệm.
11- Tảo xá vu: Quét dọn nhà cửa, đây là
công việc trừ linh.
12- Thành - Trừ phục: Mặc và bỏ áo tang
phần 8:
Ngoài 7 loại việc chính
trên còn có một số việc khác cũng cần tham khảo thêm để chọn ngày giờ khi tiến
hành:
1- Thượng sách, thụ
phong: Dâng sớ,
nhận phong tước vị.
2- Ban chiếu: Ban bố chiếu chỉ.
3- Thi ân phong bái: Ra ân phong quan tước.
4- Đàm ân, tứ xá : Ân sâu, đại xá thiên hạ.
5- Tập tước thụ phong: Hưởng tước vị của dòng họ.
6- Tuyên chính sự:Tuyên bố việc chính sự.
7- Xuất sư: Ra, khởi binh
MỘT THÍ DỤ
CỤ THỂ :
Nay lấy vụ "động đất ban nền" làm 1
thí dụ để dẫn giải cho đầy đủ. Xem trong chương 2 thì vụ "động đất ban nền"
là vụ thứ 5 , có 5 khoảng sau đây :
_ Có kể 15 ngày tốt căn bản : Giáp Tý ,Quý Dậu
,Mậu Dần ,Kỷ Mẹo ,Canh Thìn ,Tân Tị ,Giáp Thân ,Bính Tuất ,Giáp Ngọ ,Bính Thân
,Mậu Tuất ,Kỷ Hợi ,Canh Tý ,Giáp Thìn ,Quý Sửu.
_ Có đề cập 5 trực hạp với vụ :Trừ ,Định ,Chấp ,Thành ,Khai _ Có đề cập 4 trực kỵ với vụ :Kiên ,Phá ,Bình
,Thâu.
_ Có đề cập 5 Kiết Thần hạp với vụ : Thiên Đức,Nguyệt
Đức,Thiên Ân,Huỳnh Đạo,Nguyệt Không. _
Có đề cập đến 8 Hung sát kỵ với vụ : Thổ Cấm ,Thổ Ôn , Thổ Phủ,Thổ Kỵ,Thiên Tặc,Nguyệt
kiên chuyển sát,Thiên Địa chuyển sát ,Cửu thổ Quỷ.
Giả như ta tính làm vụ "động đất ban nền"
này là trong năm Quý Hợi (1983) , trong khoảng 2 tiết Kinh Trập & Xuân
Phân
Theo lịch thì ta tìm thấy khoảng thời gian này
là từ 7/3/1983 đến 5/4/1983 ( theo Âm lịch là từ 23/1 đến 22/2 năm ấy ).
Xét trong khoảng thời gian này ta thấy được 7
ngày tốt căn bản của vụ này ( nằm trong 15 ngày kể ở trên) . Trước tiên , ta
cho mỗi ngày tốt căn bản này là 5 điểm , và cư theo cách gia-giảm đã nói để tìm
ngày tốt nhất :
_ Ngày Giáp Ngọ : Sao Tâm ( hung) , trực Bình (kỵ)
, Sao Nguyệt Đức (hạp) , Sao Huỳnh Đạo (hạp) , Sao Cửu Thổ Quỷ (kỵ) => Vốn 5 điểm , nay bớt 3 thêm 2 nên
còn 4 điểm. _ Ngày Bính Thân : Sao Cơ
(kiết) , trực Chấp(hạp) , SaoThiên Đức (hạp). => Vốn 5 điểm nay thêm 3 nữa là được 8 điểm.
_ Ngày Mậu Tuất : Sao Ngưu(hung) , trực
Nguy(không) , => Vốn có 5 điểm nay bớt 1 còn 4
điểm
_ Ngày Kỷ Hợi : Sao Nữ (hung) , trực Thành (hạp)
, Sao Thổ Cấm (kỵ) , => Vốn có 5
điểm nay thêm 1 mà bớt 2 nên còn 4 điểm.
_ Ngày Canh Tý : Sao Hư (hung) , trực Thâu (kỵ)
, Sao Huỳnh Đạo (hạp) , Sao Nguyệt Không
(hạp). =>
Vốn có 5 điểm nay bớt 2 mà cũng thêm 2 vậy là vẫn nguyên 5 điểm
_ Ngày Giáp Thìn : Sao Khuê (không), trực Trừ (hạp)
, Sao Nguyệt Đức (hạp). => Vốn có 5 điểm , nay thêm 2 điểm nữa là được 7 điểm.
_ Ngày Quý Sửu : Sao Tinh (không), trực Bế
(không), Sao Thiên Ân (hạp). => Vốn có 5 điểm nay thêm 1 điểm nữa là được 6
điểm.
Các Sao-Trực đều có ghi trong lịch. Trong chương
2 khi đề cập đến từng vụ đều có ghi rõ hạp-kỵ với Trực gì ,Thần sát gì. Các Sao
tốt xấu thì trong chương 3 có ghi rõ sao tốt xấu , và nó có những trường hợp
ngoại lệ , hãy lưu ý để khỏi nhầm. Ví dụ như sao Đê vốn là Hung Tinh , nhưng ở
ngày Thìn nó là Đăng Viên nó lại thành cực kỳ tốt vậy. Phải cẩn thận kẻo lầm lẫn
đấy ! Về các Sao Thần Sát ( Sao ở trên là Sao trong hệ Nhị Thập Bát Tú thôi )
thì trong chương 8 có ghi rõ từng tiết khí gì có các sao gì trong từng ngày ,
quan trọng là ta phải xác định thời gian mà mình định làm việc đó nằm trong tiết
khí gì.
Bây giờ , sau khi đã cho điểm các ngày ấy theo
Sao NTBT _ Trực _ Sao Thần Sát , ta tổng kết lại xem ngày nào có điểm cao. Đấy
chỉ mới là TẠM CHỌN thôi. Vì xem ngày mà không xét tuổi thì không được vậy. Đem
các ngày mà ta đã chọn có điểm cao đó mà so đối với tuổi để có kết quả sau
cùng. Nhiều khi 1 ngày ở phần trước có điểm thấp hơn , nhưng khi sang bên này lại
cao điểm hơn ; nhiều ngày ở phần trước có điểm cao hơn , nhưng khi so với tuổi
lại xung kỵ nên thấp điểm xuống không được chọn. Cho nên , trong việc chọn ngày
chỉ cần hấp tấp , sai 1 li đi 1 dặm ngay. Huống chi đây chỉ mới là cách CHỌN
NGÀY CĂN BẢN thôi , còn những cách chọn ngày đặc biệt khác xa so với các cách lựa
chọn này. Đạt đến mức thuần thục các cách đó ,thì ứng dụng vào PT không cần
dùng các phép hóa giải căn bản nữa , chỉ lựa đúng ngày giờ đến ngay nơi góc nào
đó tác động vào (chẳng hạn dùng búa gõ lên đó , hoặc vỗ lên vách nơi đó là đủ..).
6/. LẤY TUỔI MÌNH
SO ĐỐI VỚI CÁC NGÀY TỐT CAO ĐIỂM
Muốn biết cách so đối tuổi với các ngày cao điểm
phần trước , xin xem thuần thục chương 5 và 6
, có luận về các vấn đề cơ bản của Âm Dương ,
Ngũ Hành , Can Chi ,Xung-Hại-Hình-Phá-Hạp...( Xin nhớ phải nhuần nhuyễn ở 2
chương đó hãy xem cho người kẻo có sai lệch). Để thí dụ cho việc này , ta tạm lấy
2 ngày cao điểm nhất trong thí dụ trên kia so đối với 2 tuổi Nhâm dần và Kỷ Dậu
,thử xem thế nào. Trong thí dụ trên , 2 ngày cao điểm nhất chính là Giáp Thìn 7
điểm - và Bính thân 8 điểm.
***Trước tiên ta chọn người tuổi Nhâm Dần trước :
_ Tuổi này so với ngày Bính Thân có 3 cách xấu
:
Nhâm thủy và Bính hỏa là CAn phá.
Dần với Thân là Trực xung.
Nhâm Dần nạp âm Kim , Bính Thân nạp âm Hỏa ,
tương khắc.
Vậy ngày Bính Thân trước được 8 điểm nay nếu người
làm là tuổi Nhâm Dần thì chỉ còn 5 điểm.
_ Tuổi này so với ngày Giáp Thìn có 1 cách xấu
:
Nhâm Dần nạp âm Kim,Giáp Thìn nạp âm Hỏa , tương
khắc.
Vậy ngày này trước 7 điểm nay còn 6 điểm.
***Với người tuổi Kỷ Dậu :
_ So với ngày Bính Thân : có 1 cách tốt :
Bính Thân nạp âm Hỏa ,Kỷ Dậu nạp âm Thổ , tương
sinh.
Vậy ngày Bính thân trước 8 điểm nay thành 9 điểm.
_ So với ngày Giáp Thìn : có 3 cách tốt :
Giáp Dương Mộc với Kỷ Âm thổ là Thiên Can hợp
hóa
Thìn với Dậu là Địa Chi Lục Hợp
Giáp Thìn nạp âm Hỏa , Kỷ Dậu nạp âm thổ.
Vậy ngày Giáp thìn trước chỉ 7 điểm nay thành 10
điểm
Qua thí dụ trên ,ta thấy rõ ngày trước thấp điểm
sau có thể cao , trước cao sau có thế thấp.
7/. CHỌN GIỜ TỐT :
Khi chọn được ngày lành rồi thì chọn giờ tốt trong ngày để khởi công , khởi
sự , là bắt đầu làm cái việc mình định làm ấy. Trong 1 tháng có ngày tốt ngày xấu
, thì trong 1 ngày cũng có giờ tốt giờ xấu ( nếu quý vị nào nghiên cứu sâu về
quẻ Dịch thì có thể không được giờ thì lấy phút , không được cả quẻ phút thì lấy
giây. Nhưng đấy là lấy động liền theo quẻ Dịch , không thuộc lĩnh vực chúng ta
đang trao đổi ở đây ). Theo như các sách cơ bản thì trong 1 ngày có 6 giờ tốt gọi
là 6 giờ Hoàng Đạo , và 6 giờ xấu gọi là giờ Hắc Đạo. Khi bàn về các giờ này ở
chương 7 , NCD sẽ đưa ra các cách tính thường nêu trong các sách & chỉ ra
cách tính tỉ mỉ hơn về các giờ này. Bây giờ chúng ta lấy 1 thí dụ , để tìm xem
giờ tốt nào phù hợp với tuổi mình hơn.
Ví dụ : Người xem tuổi Canh tý , đã xem được ngày Giáp Tý là ngày cao điểm
nhất trong các bước trên. Tra xem ở chương 7 , thì thấy ngày Giáp tý có 6 giờ
Hoàng Đạo : Giáp Tý , Ất Sửu , Đinh Mẹo , Canh Ngọ , Nhâm Thân , Quý Dậu.
cách so đối cũng y như trên kia lấy tuổi so với ngày tốt cao điểm vậy.
_ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Giáp Tý (Kim) : Có 1 xấu 1 tốt. Canh phá
Giáp là xấu. Nạp âm Thổ sinh nạp âm Kim.
_ Tuổi Canh Tý (thổ) _ giờ Ất Sửu (Kim) : có 3 cách tốt => Ất với Canh là
Thiên Can Ngũ hợp .
Tý với Sửu là Địa Chi Lục hợp. Nạp âm Thổ sinh nạp âm Kim
_ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Đinh Mẹo (Hỏa) :có 1 tốt và 1 xấu. Tý với Mẹo
là Tam hình. Nạp âm Hỏa sinh Thổ.
_ Tuổi Canh Tý (Thổ) _giờ Canh Ngọ (Thổ) : có 1 tốt 1 xấu. Nạp âm Thổ với Thổ
tỷ hòa , vượng.
Tý với Ngọ là Lục Xung.
_ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Nhâm Thân (Kim) : có 2 cách tốt. Nạp âm
tương sinh là 1. Tý với Thân là Tam Hợp.
_ Tuổi Canh Tý (Thổ) _ giờ Quý Dậu (Kim) : có 1 xấu và 1 tốt. Nạp âm
tương sinh là tốt. Tý với Dậu là Lục Phá.
Trong 6 giờ Hoàng Đạo trên thì giờ Ất Sửu tốt hạng nhất vì có tới 3 cách
tốt. Kế đến là giờ Nhâm
Thân có 2 cách tốt. Do giờ Ất Sửu là vào lúc khuya chẳng tiện xài , nên
giờ hợp lý là giờ Nhâm Thân dễ dùng hơn. trong việc chọn giờ có thể sắp hạng từ
tốt tới xấu như sau ; _Giờ có 3 cách tốt
là HẠNG NHẤT , rất nên dùng.
_Giờ có 2 cách tốt là HẠNG NHÌ , nên dùng.
_Giờ có 1 cách tốt mà không lẫn cách xấu là Hạng ba , khá nên dùng.
_Giờ có 2 cách tốt và 1 cách xấu là Hạng tư , khá nên dùng.
_Giờ có 1 cách tốt và 1 cách xấu là hạng năm , tạm dùng.
_Giờ có 1 cách xấu mà không có lẫn 1 cách tốt là hạng sáu , chẳng nên
dùng.
_Giờ có 2 cách xấu và 1 cách tốt là hạng bảy , chẳng nên dùng.
_Giờ có 2 cách xấu là hạng tám , quyết không nên dùng.
_Giờ có 3 cách xấu là hạng chín , tuyệt đối chẳng nên dùng.
CÓ NGÀY TỐT XẤU HAY KHÔNG
Xuất xứ của tục chọn ngày chọn giờ
Cách coi ngày tốt xấu
Phương pháp coi ngày tốt xấu
Ngày Xích Tùng Tử, Kim Thần Thất Sát và Thập Ác
Ngày kiêng thăm bệnh
LOẠI BỎ NGÀY XẤU TRONG THÁNG
CHƯƠNG 1 : CÁCH THỨC CHỌN NGÀY GIỜ TỐT
CHƯƠNG II : CHỌN NGÀY TỐT CĂN BẢN CHO 83 VỤ
Chương 3 - Phương pháp chọn ngày giờ tốt căn bản
Chương 4, 5, 6-Phương pháp chọn ngày giờ tốt căn bản
Cách tính Trùng Tang
Việc nhà nông theo ngày tốt
TÍNH CÂN LƯỢNG THEO NĂM SINH ÂM LỊCH:
BÀI ĐÃ ĐĂNG:
CÁCH XEM NGÀY TỐT XẤU
Xuất xứ của tục chọn ngày chọn giờ
Cách coi ngày tốt xấu
Phương pháp coi ngày tốt xấu
Ngày Xích Tùng Tử, Kim Thần Thất Sát và Thập Ác
Ngày kiêng thăm bệnh
LOẠI BỎ NGÀY XẤU TRONG THÁNG
CHƯƠNG 1 : CÁCH THỨC CHỌN NGÀY GIỜ TỐT
CHƯƠNG II : CHỌN NGÀY TỐT CĂN BẢN CHO 83 VỤ
Chương 3 - Phương pháp chọn ngày giờ tốt căn bản
Chương 4, 5, 6-Phương pháp chọn ngày giờ tốt căn bản
Cách tính Trùng Tang
Việc nhà nông theo ngày tốt
TÍNH CÂN LƯỢNG THEO NĂM SINH ÂM LỊCH:
BÀI ĐÃ ĐĂNG:
CÁCH XEM NGÀY TỐT XẤU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét