Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Phong Tục Lễ Cúng Tổ Tiên Cổ Đại Ngàn Xưa bài 3

Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên Và Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhân Gian Cổ Đại Bài 3 - 越南道教道士 - 越南道士


Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên Và Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhân Gian Cổ Đại

Bài 3
 tho_cung_to_tien_15-280913_copy.jpg

越南道教 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam

越南道教道士 - 越南道士

NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI THỰC VẬT
Thời xưa, ở vùng đất Trung Nguyên, dân gian cho rằng cây cối là nơi tàng trú của ma. Vì vậy mà người ta kiêng kỵ không cắt cỏ trên nấm mộ. Bình thường, người Ngoã cấm kỵ mang gừng, lá chuối, lá hồng mao, lá cây mật hoa, lá cây trà núi đem về nhà, bởi vì những thứ này đều là đồ dùng của ma quỷ. Ở một vùng đất chạy suốt từ Hà Nam đến Hồ Bắc, người ta kiêng kỵ không dùng cỏ lót giường để làm nhiên liệu đốt, vì chỉ có thể đốt cỏ lót dưới đệm của người chết, vì vậy mà người ta cho rằng đốt cỏ lót dưới đệm giường là điều không lành. Ở Phương nam, người ta kiêng không đốt là chuối già. Vì người ta nói rằng, sự liên kết của chuối già là rất chắc, nếu đốt đi thì sẽ bị tuyệt tự, chí ít là sẽ ảnh hưởng đến sự phồn vinh của con cháu. Khi trồng chuối già, thì kỵ không để bóng người chiếu vào trong lỗ đất. Dân gian còn tin rằng cỏ hoang là thứ không lành. Người ta cho rằng, cỏ mọc có dáng hình người thì yêu tà sẽ hưng thịnh, đó là điềm của chiến tranh.
Dân gian tin rằng, cây cối thường là nơi mà thần linh ẩn tàng. Thời xưa, các tộc người Nỗ, người Ngoã, người Di, người Thái, người Chuang, người Hani, người Miêu, người Phổ Mễ, người Bố Y, người Bố Lãng, người Cảnh Pha, người Nạp Tây… đều có tập tục cúng tế thần rừng. Thần rừng thường ẩn tàng ở những rừng cây được cúng tế. Tục cho rằng, nơi ở của thần linh thì thánh thần không được xâm phạm. Cấm chặt phá, săn bắn, đặc biệt là đại tiểu tiện nơi này, nếu không thì sẽ xảy ra tai hoạ. Tộc người Hani, người Di, người Khổ Thông đều có tập tục “tế rồng”, cũng tức là “tế cây rồng”, “tế rừng rồng”. Bởi vì thông thường, người ta cúng tế vào ngày Thìn nào đó trong mùa xuân, vì vậy mới gọi là “tế rồng”. Bình thường thì không ai được đến gần rừng rồng, cũng không được bước vào rừng rồng. Thai phụ, sản phụ, những phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt lại càng không được vào, cũng không được thả trâu, ngựa vào nơi này. Không được tự tiện động chạm đến cây cối, hoa cỏ, đất đá trong rừng rồng, càng không được chặt phá, làm tổn thương cành cây và lá cây của rừng rồng. Nếu không, người ta cho rằng sẽ mạo phạm đến Long thần, đó là điều dự báo không lành.
Đối với những cây đơn độc, nếu nó cao vút, to lớn và già cỗi, thì người ta thường cho rằng nó có linh tính, là nơi dừng chân của thần tiên, vì thế mà cũng thường bị cấm không cho chặt phá. Đặc biệt là cây cối gần ở miếu thần, nếu như chưa tế thần, chưa van vái trước, thì tuyệt đối cũng không được chặt. Người phương Nam cho rằng, bất kỳ một sự vật nào đó khi trải qua một thời gian dài đều sẽ thành tinh, vì vậy mà thường cho rằng trong cây hòe già, liễu già, cây đa già đều có ma mị tinh linh, vì thế không những không dám chặt mà còn đốt hương cúng vái. Đối với những cây đơn độc, người Ha Tác Khắc cũng rất sợ hãi vì cho rằng trong cây có ẩn tàng quỷ thần. Họ không dám nghỉ ngơi ở dưới cây, càng kiêng kỵ không chặt lấy nhánh cây của loài cây này. Nếu như có người bị bệnh, người ta bèn cho rằng đó là do quỷ thần trong cây làm sùng, cần phải treo một ít vải màu lên cây, để cầu xin quỷ thần dung thứ.
Người Dao cho rằng, trong cây cổ thụ thì có thần, vì vậy mà cấm kỵ không để chân đạp đến cây hay bẻ nhành cây. Truyền thuyết của người Băng Long kể rằng, khi Tiên bay đến thì đầu tiên sẽ dừng lại trên cây đại thụ, sau đó mới được mời vào trong Miếu, vì thế mà người ta xem cây đại thụ là thần thánh, cấm kỵ không được chặt phá. Người Di gọi cây đại thụ lớn nhất là “thụ vương” (vua của cây). Có nơi còn cho rằng, thụ vương còn qui định ngày sinh nhật. Trong ngày sinh nhật của thụ vương, không được chặt củi, không được cắt cỏ, cũng không được nói tiếng Hán. Đối với tôc người Bố Lãng, nếu như cây đè chết người, thì người ta cho rằng “địa quỉ” không thích, nơi ấy không tốt, cần phải đến nơi khác mà chặt. Nếu như khi trở về nhà mà người chặt cây bị bệnh, thì người ta cũng cho rằng đó là do “sơn lâm quỷ” (ma rừng rú) tác quái, tinh linh đã dính vào người. Lúc này, cần phải làm một bàn cơm thịt, mời thầy vu thuật (pháp sư) đến để đuổi ma. Thầy vu thuật sẽ mang quần áo của người bệnh đến gần cây đại thụ đã chặt ngã để làm nghi thức cầu khấn và sẽ nói lời thỉnh tội thay cho người ấy.
Người phương Nam ở một vùng đất huyện Dư Hàng tỉnh Chiết Giang, từ thời xưa đã lưu truyền về phong tục trồng cây đồng linh. Sau khi trẻ được sinh ra, người ta sẽ trồng một cây tỳ bà ở một góc đầu sân nhà, gọi là “trồng cây đồng linh” (同齡: tức trồng cây cùng tuổi). Tục tin rằng cây đồng linh có một mối quan hệ liên đới nào đó với sự trưởng thành của trẻ và vận mệnh của nó sau này. Người ta thường cho rằng người và cây giao cảm với nhau, tức là sự tươi tốt hay khô héo, mạnh khỏe hay suy yếu đều cảm ứng với nhau. Người trong nhà ấy phải chăm chút vun đắp cho cây một cách cẩn thận, cầu mong cho nó mọc mầm mau lớn, cành lá sum xuê, quả sai nhúc nhỉu và kiêng kỵ để cây đồng linh chết yểu hay bị hủy hoại. Nếu không người ta cho rằng nó sẽ gây ra sự bất lợi cho người cùng tuổi với nó.

Ở vùng Hồ Bắc, dân gian thời xưa kiêng kỵ cây táo mọc đôi, tức là hai cây hợp sinh thành một. Theo niềm tin dân gian, nếu như vậy tất sẽ có vạ trộm cướp.

Bởi vì con người có một cảm giác thần bí nào đó đối với cây cối, vì vậy, khi sử dụng nó người ta cũng có một vài cấm kỵ. Người Ngoã kỵ dùng cây tươi để cắm vào hố nước. Nếu không người ta cho rằng tai sẽ bị điếc. Người phươngNam có tập tục kỵ dùng gỗ cây đa để làm quan tài. Người ta nói rằng, sở dĩ như vậy là vì chất gỗ của cây đa rất cứng chắc, mà thớ gỗ lại không thuận, tục có câu rằng “nốt sần trên cây đa không khai khiếu”, nên sợ rằng đứa con được sinh ra sẽ không thông minh hiểu biết; người khác lại bảo rằng đó là do lá cây đa, vỏ cây đa đều có thể ăn được, dễ bị mối mọt ăn, vì vậy mà dân gian thường không dùng loại cây này để làm quan tài. Ở Hà Nam, người ta còn kỵ không dùng gỗ cây táo để làm cửa sổ. Tục cho rằng táo có gai, mà gai thì giống như đinh, e rằng sau này trong nhà sẽ gặp nhiều chuyên rắc rối, sẽ bị đạp đinh (碰釘子: tức gặp điều bất trắc, xui rủi). Khi dựng nhà thì kỵ không dùng gỗ cây xoan để làm rường cột, bởi vì “cây xoan” (楝 liàn) lại hai âm với chữ “liễm”(殮liàn: tẩm liệm), e rằng sẽ gặp điều không tốt. Khi làm giường cũng kỵ dùng chân trống mà thích dùng chân mái, đó là do phản ứng tâm lý xem trọng đường con cái, e rằng sẽ không sinh sản được. Người Đạt Oát Nhĩ thì kỵ dùng cây bạch hoa để xây nhà và làm bánh lái gỗ. Người Ngoã thậm chí còn kỵ không đem những cây gỗ chưa khô vào nhà. Phụ nữ người Ngạc Ôn Khắc thì không được đốt gỗ mục, càng không được đốt một loại cây có tên gọi là “Cam Na Cách Dã”. Người ta bảo rằng, đây là loại cây rất hiếm thấy, nó là gỗ chuyên dùng để tạc tượng thần linh.


Do người ta tin rằng giữa cây và quỷ thần có một mối quan hệ mật thiết nào đó, nên từ đời xưa đã lưu truyền tập tục này, tức là an ủi hồn phách người chết ngay ở cây được trồng trên mộ. Người ta tin rằng, cây tùng và cây bách trồng trên mộ có thể bảo vệ cho thi thể không bị những loài dã thú ăn mất, và có thể khiến cho di thể không bị mục nát. Cây tùng cây bách trồng ở phần đất mộ xanh tươi quanh năm thì cũng có ích cho vong hồn của người chết, vì thế, nếu như có ai đó đến hủy hoại cây trồng trên mộ của nhà nhà người ta thì nhất định đã phạm vào điều cấm kỵ.

Các tộc người như người phương Nam, tộc Ngoã đều có tập tục kỵ không dùng ngón tay chỉ vào nụ hoa của cây bông, không chỉ vào nhụy hoa của dưa cải. Người ta cho rằng, nếu dùng ngón tay chỉ vào thì hoa sẽ bị rụng, khó đậu quả, dưa cũng không kết quả được. Khi bắp ngô trổ bông mà gặp gió lớn thì người Túc Lật cấm không cho phụ nữ dệt vải và đàn ông không được chặt cây tre. Khi lúa đơm bông, cũng cấm không được giặt đồ hoặc bóc đậu mè. Nếu như phạm vào cấm kỵ, thì người ta cho rằng sẽ khiến cho hoa bị hoảng sợ dẫn đến giảm năng suất sinh sản.

Trong sản xuất lâu dài, trong thực tiễn sinh hoạt, mọi người đều biết rằng thực vật trổ bông theo mùa màng, thông thường là hoa nở vào mùa xuân. Nếu như hoa nở vào mùa đông, khi mà tuyết rơi đầy thì đó là một hiện tượngbất thường. Người ta sẽ luôn cho rằng, đó là một điềm xấu, gọi đó là “cây nở vào mùa đông là điềm triệu của năm mất mùa”, hoặc cho rằng đó là điềm suy bại của gia vận, của thế vận.

Khi lúa trổ bông, tộc Thủy cấm kỵ việc đốt sọt tre. Nghe bảo rằng, nếu làm như thế thì thu hoạch sẽ không được bao nhiêu, vì có lẽ là họ liên tưởng đến vật chứa đựng đã bị hủy rồi thì thần lúa sẽ không vui khi ban tặng thóc lúa cho con người.

Khi thu hoạch lúa, người Khắc Mộc ở Vân Nam cần phải cắt lúa bằng cả hai tay, cấm dùng gậy đánh, dùng chân đạp. Tục này cho rằng, thóc lúa có ơn nuôi dưỡng con người, nên con người không thể bạc đãi với nó được. Nếu như dùng gậy để đập, dùng chân để đạp lên, thì sẽ làm tổn thương thần lúa, và do vậy mà sẽ bị báo ứng.

Trong vụ thu hoạch mùa màng, nhất là trong bãi đập thóc thì cấm nói những lời bất cát bất lợi. Những người mê tín cho rằng, nếu nói năng không cẩn trọng sẽ đắc tội với thần lúa, sẽ khiến cho thóc lúa đã được đập ở bãi đập lại bị mất đi. Đối với những loại ngũ cốc đã được thu hoạch thì phải nhặt và đập một cách tỷ mỷ, không được vứt ném lãng phí, nếu không thần lúa sẽ trách tội. Người phương Nam, người Phổ Mễ đều có tín
 ngưỡng về thần thóc lúa như thế.
 tho_cung_to_tien_5-280913.jpg


越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam


NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI CÁC THIÊN THỂ



Mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú đều là những hiện thân của ánh sáng, có quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, và chúng cũng đã mang đến sự suy đoán và tưởng tượng cho con người. Thời cổ đại, đã có cúng tế đối với mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Thời xưa, trong dân gian còn có rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết về các thiên thể trong vũ trụ. Trong cuộc sống, sự nương tựa của người xưa đối với mặt trời, mặt trăng và các vì sao là điều rất dễ dàng nhận ra.

Theo “toàn quốc phong tục chí” thì, ở một dãy đất vùng Hà Bắc, Thiên Tân, người ta
có phong tục tiếp đón mặt trời. “Tối ngày tám tháng sáu hàng năm, mọi người đều ở trong
miếu, cồng trống vang trời, khá là náo nhiệt. Tất cả phụ nữ lớn tuổi trong thôn trang đều tụ tập lại, vào lúc tối thì trú ở trong miếu, niệm kinh cầu Tiên, mãi đến khi trời sắp sáng. Người ta bày án cúng, châm nến, đốt hương, hướng về hướng đông mà cúng tế, đợi đến khi mặt trời ló dạng mới thôi. Nếu như đó là ngày trời quang đãng, mặt trời nhô lên trong buổi sáng yên lành, thì người ta sẽ rất vui mừng, ngược lại, nếu như trời âm u, thì họ cho rằng đó là điềm bất cát, là điềm dị thường chỉ về sự tang tóc”. Vào thuở ban đầu, người ta hoàn toàn không biết gì về quy luật vận hành của các thiên thể trong vũ trụ, sợ rằng mặt trời sau khi lặn thì sẽ không mọc lại nữa, vì vậy mà phải cúng tế, phải tiếp đón mặt trời, đồng thời kiêng kỵ khi tiếp đón mặt trời mà trời thì lại âm u. Cho đến ngày nay, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực trên các vùng đất khác nhau cũng đều thể hiện điểm này. Theo ghi nhận của “Phong tục thông nghĩa” thì: “Tục nói rằng, khi mặt trời mặt trăng bị ăn mà ăn uống thì sẽ khiến người ấy bị lở miệng”.“Khi mặt trời bị ăn, thiên tử không được cử nhạc”. Lời quê nói rằng: “Nếu không cầu xin trước nhật thực nguyệt thực, khi đi đường sẽ bị gặp mưa”. Tức có nghĩa là, khi mặt trời hay mặt trăng bị ăn thì không được ăn uống, không được cử nhạc, đồng thời cũng phải cầu xin cúng vái vậy.

Thời xưa, những Nho sĩ còn quy kết hiện tượng nhật thực nguyệt thực là do đạo đức, lễ nghĩa của nam nữ không được chỉnh sửa nên đã gây ra họa vậy. Trong “Lễ ký, Hôn nghĩa” có viết: “Do nam nữ không được giáo dưỡng, dương sự không thành, nên nhìn lên trời khiến mặt trời bị ăn mòn đi. Phụ nữ không thuận tòng, âm sự bất thành, lại nhìn lên trời, khiến trăng bị ăn mòn đi”. Trong dân gian còn có câu chuyện cho rằng hiện tượng nhật thực nguyệt thực là do con thiên cẩu (chó trời) nuốt mất. Bị ăn hoàn toàn rồi lại khôi phục lại ánh sáng thì được gọi là đã ị ra, tục cho như thế là không tốt, là điềm triệu của năm mất mùa; khi ăn không hoàn toàn và phục hồi lại ánh sáng thì được gọi là ăn không hết và ói ra, như thế là tốt, là điềm triệu của năm bội thu. Vì vậy, nếu gặp lúc mặt trời mặt trăng bị ăn thì người người đều gõ chiêng đánh trống, gõ nồi đánh mõ để khiến thiên cẩu bị kinh sợ, và thế là cứu được mặt trăng mặt trời.

Các tộc người có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai ở phương Bắc thì rất phổ biến việc sùng bái mặt trời và mặt trăng. Người Ha Tát Khắc cấm kỵ không được quay mặt về hướng mặt trời mà đại tiểu tiện, vì cho rằng, đó là một hành vi hết sức bất kính. Dân gian thường cho rằng mặt trời có một ma lực đuổi được tất cả các loại ma mị. Nhưng khi mặt trời xuống núi, thì quỷ sùng sẽ lộng hành trở lại. Vì vậy, dân gian có rất nhiều cấm kỵ sau khi mặt trời lặn xuống núi. Các tộc người như người phương Nam, người Hani đều cấm không được quét nhà sau khi trời đã khuất sau dãy núi, vì cho rằng nếu quét nhà vào lúc này thì sẽ đẩy thần tài và các thiện thần khác ra khỏi cửa. Ban đêm, các hung quỷ, ác thần ở bên ngoài thì đầy rẫy, nếu như nhỡ quét thần tài và các thiện thần khác ra khỏi cửa thì họ sẽ không bao giờ quay lại nữa. Vì vậy mà người nhà ấy sẽ bị suy vi, khó mà hưng thịnh lại được nữa.

Người Phương Nam còn cấm kỵ đi thăm người bệnh vào lúc mặt trời đã lặn (ở một vài nơi còn cấm kỵ vào lúc trời xế chiều hoặc khi nhá nhem tối). Vì cho rằng dương khí của người bệnh rất yếu, nếu thăm người bệnh vào lúc ban ngày trời sáng (tốt nhất là vào buổi sáng) thì có thể mang dương khí của mặt trời đến cho người bệnh, khiến tinh thần của người ấy được phấn chấn lên; ngược lại, nếu đi thăm vào buổi tối, âm khí nặng nề, càng không có lợi gì đối với người bệnh. Trong đêm khuya, còn kỵ không trả lời tiếng kêu của người khác, e rằng sẽ trúng vào cái bẫy của ma mị, sẽ bị chúng bắt đi chân hồn của mình. Ở một dãy vùng đất Phương nam, người ta còn cấm kỵ không cho gội đầu, hái hoa, huýt sáo, thổi sáo, dùng kim chỉ v.v. vào lúc trời tối, những cấm kỵ này đều có quan hệ với tín ngưỡng sùng bái mặt trời. Người ta sợ nhất là phải ở trong tình thế không có ánh mặt trời, vì sợ sẽ chạm đến ma quỷ, gây ra nhiều chuyện hung họa.

Trong tập tục tế mặt trăng vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch của người phương Nam và của một số tộc người khác, người ta cũng có một loại nghi thức sùng bái đối với mặt trăng. Xưa có câu nói rằng “nam không bái mặt trăng, nữ không tế ông táo”, đó là vì người ta cho rằng, mặt trăng là thần mang tính nữ, nếu để đàn ông bái lạy mặt trăng thì sẽ làm ô trọc thần mặt trăng.

Những điều mê tín về tinh tú cũng rất được phổ biến. Dân gian cho rằng, tinh tú trên bầu trời là có sự đối ứng với từng con người, gọi là “mỗi vì sao trên trời, là một người dưới đất”. Khi ở dưới mặt đất có một người được sinh ra thì trên trời cũng tăng thêm một vì tinh tú; trên trời có một vì sao tịch lạc thì dưới đất cũng sẽ có một người tử vong. Nếu vì sao sáng trên bầu trời mà vụt tắt thì người ta cho rằng ở dưới đất cũng sẽ có một vị đại tướng, một danh nhân hoặc một nhân vật hiển hách tử vong, thậm chí, đó là điềm triệu chỉ hoàng đế băng hà, chỉ quốc gia gặp nạn v.v.

Ở một số nơi, người ta cấm kỵ không được nhổ nước bọt khi có sao băng hoặc có cầu vồng. Bình thường, người ta kỵ không được dùng tay chỉ vào mặt trời, mặt trăng, đó cũng chính là tập tục cấm kỵ trong tộc người phương Nam và trong nhiều tộc người khác. Tục cho rằng, dùng tay chỉ vào mặt trời, mặt trăng là hành vi bất kính, sẽ mạo phạm đến thiên thần. Thần sao, thần mặt trăng vì thế mà sẽ giáng họa xuống người, nhẹ thì cắt tai người ấy, hoặc khiến cho mồm miệng bị lở thối, nặng thì sẽ khiến người ấy gặp tai họa vong thân. Thời xưa, người ta còn lưu truyền rất nhiều câu nói liên quan đến điềm triệu từ các vì sao, như “bốn sao tụ lại là điềm không lành, năm sao chụm lại là điều tốt đẹp”, “Thái Bạch qua trời, nhìn thấy ban ngày là nạn yêu ma”; “mặt trời hướng thẳng vào sao Thiên Đức, Thiên Ân, Nguyệt Đức thì đó là điềm tốt, nếu gặp sao Thiên Ngục, Thiên Hỏa, Thổ Ôn thì đó là điềm hung”.

Mê tín về tinh tướng được phổ biến nhất là việc người ta cho rằng sự xuất hiện của Tuệ tinh sẽ mang điều hung đến cho con người. Dân gian còn gọi Tuệ tinh là sao chổi, người xưa cho rằng đó là sao yêu. “Chiêm kinh”bảo rằng: “Tuệ tinh xuất hiện ở hướng đông thì tất có quân cướp, hạn hán”. Dân gian vì thế mà lưu truyền rộng rãi kiểu quan niệm cho rằng mỗi khi sao chổi xuất hiện thì đó là điềm triệu của mất mùa, bệnh dịch, chết chóc hoặc chiến tranh. Ngoài ra, điềm triệu của Thiên hà (Ngân hà) cũng là một loại mê tín của tinh tướng. Thời xưa, vùng Giang Nam có câu chuyện về chàng Ngưu ả Chức gặp nhau vào đêm mồng bảy tháng bảy, người ta có tập tục là nhìn vào Thiên hà để bói xem giá tiền của gạo mắc rẻ ra sao. Tục cho rằng, nếu nó mà sáng thì gạo rẻ, nếu nó mà tối thì gạo mắc. Nếu gạo mắc thì năm đó sẽ không tốt, vì vậy mà người ta cũng kiêng kỵ nó.

NHỮNG CẤM KỴ ĐỐI VỚI KHÍ TƯỢNG, THỜI TIẾT

Khí tượng, thời tiết luôn thiên hình vạn trạng, biến chuyển khôn lường, từ xưa đến nay, nó là một thực thể mà dân gian cảm thấy thần bí, khó dò nhất. Trong dân gian, người ta cho rằng hướng gió ở vào một thời khắc nào đó thì nó đều có năng lực dự báo.
Ở vùng Giang Tô vào mùng một tháng giêng, người ta có tập tục nhìn hướng gió vào buổi sáng khi vừa thức dậy để bói xem chuyện nông tang như thế nào, người ta cho rằng, nếu hướng gió vào lúc ấy là theo hướng Đông Bắc thì đó là điềm tốt, còn hướng Tây Bắc thì đó là điềm xấu. Người ta kỵ gió hướng Nam, tục cho rằng gió nam là chủ về hạn hán, và cũng kỵ gió hướng Đông Nam vào mùa hè, vì nó cũng chủ về hạn hán. Ở khu vực Sùng Minh, người ta kỵ có gió Tây Bắc hoặc gió Đông Bắc nổi lên vào ngày có sương trắng, người ta cho rằng, như thế sẽ không có lợi cho việc cây bông ra hoa. Thời xưa, trong sản xuất nông nghiệp thì còn có cách nói “Gió ở tám hướng, chỉ có gió tốn (tức gió Đông Nam) là tốt, cái còn lại đều xấu cả”.
Do hình thù của cơn gió lốc là rất kỳ quái, người ta cho rằng, nó thuộc vào dạng hiện tượng quái dị, vì vậy mà cũng có một vài kiêng kỵ đối với nó. Tục cho rằng, gió lốc là loại gió do quỷ đi trên đường tạo ra, người ta ai mà gặp phải thì sẽ không hay. Nếu như gặp phải thì cần dùng các cách để đánh đuổi nó như nguyền rủa, thóa mạ, dùng vật đánh nó… để giải trừ tai tạn. Những lời nguyền rủa, khẩu quyết thường là “gió lốc gió lốc mày là quỷ ma, tao có dao sắc chặt đứt chân mày”…

Dân gian tin rằng, ánh chớp là do thần lôi công tạo ra. Trong thời tiết mà đáng ra không có chớp, nhưng lại có sấm vang chớp giật, thì người ta cho rằng, đó là điềm triệu báo trước rằng sẽ có tai họa sắp giáng xuống. Ngườiphương Nam, người Dao đều kỵ tiếng sấm vào tháng giêng, tháng hai. Đến tháng mười, cũng là lúc lập đông thì người ta cũng kỵ nghe thấy tiếng sấm, vì vậy mà trong dân gian cũng có câu tục ngữ kỵ tiếng sấm tháng mười, ví dụ như người Hà Bắc có câu “sấm vào tháng mười thì lấy bồ cào mà đẩy người chết”, có nghĩa nếu có sấm vang vào tháng mười thì năm tới ắt có bệnh dịch khủng khiếp hoành hành.

Ở vùng Giang Tô cũng có cách nói kỵ tiếng sấm vào mùa thu, gọi là “mùa thu sấm ù ù, lượm thóc lép”, tức là nói rằng, tiếng sấm vào tiết lập thu là chủ về cái vỏ ngoài mà không có bên trong, vì thế nên người ta mới kỵ nó. Người dân vùng Quảng Tây cũng có cách nói tương tự “sấm mùa thu, lúa muộn thu được nửa phần”. Ở vùng Hà Nam, người ta kỵ tiếng sấm vào tháng chín. Tục ngữ có câu: “Tháng chín lôi công đi đánh, sang xuân một năm hạn tám tháng”, vì cho rằng nếu sấm vang vào tháng chín thì năm sau đó sẽ gặp đại hạn.

Do sợ sấm, nên người Bố Y, người Thủy còn có tập tục cấm kỵ không sản xuất khi trời có sấm. Bắt đầu từ tiếng sấm đầu tiên vào mỗi năm, người ta quy định là không được trồng trọt nữa, mãi cho đến khi gieo mạ, hoặc đến khi lúa nước đã lớn đến một độ cao nhất định thì mới thôi. Trong thời gian có tiếng sấm, kỵ được không cày ruộng, vỡ đất, gieo trồng.

Nước mưa có quan hệ rất quan trọng đối với con người và mùa màng, người ta cho rằng, lượng nước mưa nhiều hay ít đều là do thiên thần quản hạt. Vì vậy mà người ta có tập tục cầu đảo thần mưa (tức Long Vương gia), cầu mưa. Thời xưa, phần nhiều các khu vực đều có cái ăn là nhờ vào trời cả, nên vào những ngày quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của cây nông nghiệp, người ta kỵ mưa hoặc kỵ không có mưa. Ví dụ, ở dãy đất huyện Lộc Ấp, Hà Nam, tục có câu “Tháng ba sợ mùng bảy, tháng tư sợ mùng một. Mùng một, mười lăm đều không sợ, chỉ sợ mưa ngày mười hai tháng mười”. Giang Tô cũng có câu “Tiểu mạch không sợ người cùng ma, chỉ sợ mưa đêm mùng tám tháng tư”. Từ đây, ta có thể biết được rằng, những khu vực này cùng với lúa tiểu mạch đều kỵ mưa nhiều vào tháng tư. Ở vùng đất Giang Tô, ngày hai mươi tháng bảy được xem là ngày cây bông ra hoa, ngạn ngữ địa phương nói rằng: “Mưa rơi hai mươi tháng bảy, cây bông không lên tiệm”. Đối với nông nghiệp, phần nhiều những ngày quan trọng đều kỵ mưa (hoặc kỵ không có mưa). Như người vùng Hà Nam thì kỵ không có mưa vào ngày lập hạ, tục nói rằng: “lập hạ trời không mưa, lưỡi cày treo không động”, có nghĩa là nếu lập xuân mà trời không mưa thì đó là điềm triệu của một năm xấu. Nhưng vào đêm lập thu thì kỵ mưa. Người Giang Tô thì kỵ mưa nơi mặt trời đang nắng, ngạn ngữ có câu: “Nơi nắng mà trời lại mưa, tuy đậu được quả nhưng không thu được gì”. Lại kỵ trời mưa vào ngày có sương trắng, tục có câu: “Trước sương trắng là mưa, sau sương trắng là quỷ”. Những tập tục kiêng kỵ về mưa ở các khu vực khác nhau thì cũng không giống nhau, nhưng nhìn chung, đại đa số là có quan hệ với việc canh nông.

Trong mắt của những người mê tín, thì cầu vồng mọc sau cơn mưa cũng được xem là sự hiển hiện của ý trời, là điềm triệu của thần linh. Người Ngạc Luân Xuân, người phương Nam đều cấm kỵ không được dùng tay chi trỏ lên cầu vồng, sợ là sẽ mạo phạm đến thiên thần. Khi cầu vồng mọc ở phương Namvà phương Bắc thì dân gian còn cho rằng, đó là điềm tượng trưng cho tai nạn. Tục ngữ có câu: “Cầu vồng hướng Đông thì sấm, cầu vồng hướng Tây thì mưa, cầu vồng hướng Nam thì nước lụt, cầu vồng hướng Bắc thì bán con”.

Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên mà tính chất quan trọng của nó đối với con người là rất rõ và dễ thấy. Hầu hết các dân tộc đều cho rằng, nước có khả năng ẩn tàng quỷ quái trong nó. Người Bố Lãng còn cho rằng, nước được con ma nước quản lý, mà người Bố Lãng thì rất kỵ con ma nước, vì vậy mà cấm kỵ không dẫn nước vào trong trại. Họ cho rằng chỉ có cách làm như thế thì mới có thể cách ly được với con ma nước, đảm bảo được sự bình yên cho trang trại. Đối với những hồ nước tự nhiên thì tộc người Bạch cũng rất mê tín, họ cho rằng có Long thần cư ngụ ở trong ấy. Ở những hồ nước ấy thì cấm không để súc vật đến uống; cấm không để trẻ em đến đó tắm; cấm không cho phụ nữ đến đó giặt đồ. Khi có người bị bệnh, thì người ta cho rằng đó là do xúc phạm đến Long thần ở trong nước, cần phải giết cừu, giết gà, đem đến bên hồ để cúng tế Long thần. Người Hồi rất chú trọng đến sự sạch sẽ của nước, cấm kỵ để người ngoài dùng đồ chứa nước mà không được sạch đến lấy nước trong giếng nước, khạp nước của người Hồi.

Khi hạn hán, người tộc Thủy cấm kỵ không được gánh nước ngâm mạ, vì họ cho rằng, nếu như thế thì sẽ làm trái với ý trời. Thời xưa, bất luận là hạn hán như thế nào đi nữa thì cũng cấm kỵ không được đào giếng, sửa cống, dẫn nước vào để tưới ruộng, vì cho rằng, làm như thế sẽ làm đứt long mạch, phá thế phong thủy, sẽ mang tai họa đến.

Từ xưa, dân gian đã xem lửa là thần thánh. Trong tộc người phương Namvà rất nhiều các tộc người khác, cho đến nay, họ vẫn còn nghi thức sùng bái Hỏa thần. Người Ngạc Ôn Khắc thì cho rằng, chủ nhân của lửa chính là thần, và chủ của lửa trong mỗi hộ gia đình chính là tổ tiên của họ. Mỗi nhà mỗi hộ đều phải giữ mồi lửa cẩn thận, ngay cả khi di dời nó thì cũng không được phép làm nó tắt đi. Một khi mồi lửa bị tắt thì nó cũng mang ý nghĩa là nhà ấy cũng bị đứt gốc. Vào mùa thu của mỗi năm, cần phải tế lửa, mà người phụ nữ là người chủ tế. Khi tế lửa, thì cấm kỵ không dùng đồ sắt, gậy gỗ để nhóm lửa, không được bới tro, vứt tro, cấm kỵ quét dọn trong phòng. Cô dâu khi đến nhà chồng thì đầu tiên là phải bái thần lửa của nhà chồng. Chỉ khi tự mình giới thiệu với lửa, thì sau đó mới có thể trở thành một thành viên trong gia đình ấy. Bình thường, người ta cũng cấm không được dùng những đồ vật sắc bén để đẩy lửa hay gạt lửa. Tục cho rằng, như thế sẽ làm thương tổn đến thần lửa, mạo phạm đến chủ của lửa. Khi ăn cơm, uống rượu thì đầu tiên là nhỏ một vài giọt rượu vào trong lửa và nói một vài câu chúc phúc. Nếu không cũng bị xem là đắc tội với thần lửa; nếu tạt nước vào lửa thì càng bị cấm kỵ. Người Ngạc Luân Xuân, người Hách Triết cũng có những cấm kỵ như vậy. Khi buộc phải dùng nước tạt vào lửa, thì người Hách Triết phải nói:“Xin thần lửa nhích chân qua một tý”, cho rằng việc nhắc nhở ấy sẽ khiến cho thần lửa không bị thương.

Không được làm thương hay là ô uế đến thần lửa. Những thứ dơ bẩn thì bị cấm không được vất vào lửa. Người Ngạc Luân Xuân cấm kỵ không được nhổ đàm, tiểu tiện, đổ vật bẩn vào trong lửa. Khi làm cơm, nếu không cẩn thận và để nước cơm tràn xuống lửa, thì ngay lập tức phải cầu xin thần lửa đừng giận, thậm chí còn phải gom khói để đền tội. Người Hách Triết, người Ngạc Luân Xuân còn cấm kỵ không được dùng chân đạp lửa, chà trên lửa. Rất nhiều các tộc người như người phương Nam, người Di, người Ngạc Luân Xuân, Ngạc Ôn Khắc, người Hách Triết đều cấm kỵ không được tự tiện bước ngang qua lửa, đặc biệt là đàn bà, và càng không được bước ngang qua đống lửa. Bình thường, khi phụ nữ đốt lửa làm cơm, thì không được ngồi chồm hổm hướng về phía ông táo, và cũng không được ném những thứ có mùi như hành tỏi vào trong lửa. Tộc người Cao Sơn còn cấm không để bệnh nhân ngồi ăn cơm nơi gần đống lửa.

CẤM KỴ ĐỐI VỚI NHỮNG CON SỐ

Trong cuộc sống thực tiễn lâu dài, con người cũng có rất nhiều cấm kỵ liên quan về con số, vì vậy mà người ta con số cũng có sự khác biệt giữa tốt lành và hung hiểm. Những con số tốt lành thường là số chẵn, vì người ta thường nói sự tốt thì thành đôi; trong thời gian cưới hỏi của người vùng Dương Châu, người ta thích chọn những ngày có mang con số sáu, bởi vì khẩu ngữ có câu: “sáu sáu đại thuận lợi”.

Trước đây, các thương nhân khi đi xa thì thường chọn ngày mang số tám để xuất hành, đó là do dựa vào lời tốt lành “muốn phát đạt thì không rời số tám” mà có sự chọn lựa như vậy. Những con số bị kiêng kỵ là những con số mà người ta cho rằng nó mang ý nghĩa nguy hiểm, nếu không cô độc, ly tán thì cũng là lâm chung, chết chóc, chúng đều là những điều rất xấu. Từ một cho đến một trăm, ta cũng đã có rất nhiều những con số mà cần phải tránh chúng.

Số “một” cũng đã bắt đầu cho sự kiêng kỵ. “Một” là số lẻ, nếu như tặng lễ vật cho ngày hôn lễ hay chúc thọ của người khác thì kỵ không tặng vật mang con số lẻ, lễ vật gặp mặt của người kết hôn tặng cho kẻ bề dưới thì cũng kỵ con số lẻ, ở đây cũng mang một hy vọng “sự tốt thành đôi”.

“Hai” tuy là số chẵn nhưng cũng bị kiêng kỵ trong một số trường hợp. Như khi tặng lễ cho người bị bệnh hoặc cho tang gia thì lại kiêng kỵ số cặp đôi. Đối với tộc người Mãn, người Triều Tiên, người phương Nam thì họ kỵ không chuyển cữu vào ngày chẵn, bởi vì ai lại muốn chuyện không mong muốn mà lại đi thành cặp thành đôi bao giờ.

Kỵ số “ba” (三sān), vì nó hài âm với chữ “ly tán” (散sàn). Đối với người vùng Dương Châu, khi mừng thọ thì kiêng con số này, gọi là nam không làm “ba”, nữ không làm “bốn”, tức là chỉ năm tuổi “ba mươi” và “bốn mươi”. Trên một tầng ý nghĩa thì “ba mươi” và “bốn mươi” tuổi là con số không lớn, không thể mừng thọ được, ở một tầng ý nghĩa khác thì “ba” (三sān) và “ ly tán” (散sàn), “bốn” (四sì) và “chết chóc” (死sǐ) hài âm với nhau, sẽ không tốt. Nhưng ngược lại thì nam có thể mừng thọ lúc bốn mươi, và nữ có thể mừng thọ lúc ba mươi tuổi, ở đây là chỉ nhằm phá được ly tán và chết chóc mà thôi. Thời xưa, người phụ nữ không có địa vị, rất sợ bị ly tán, nếu làm thọ “ba” rồi thì sẽ không sợ bị ly tán nữa, con đàn ông thì khi làm thọ “bốn” rồi thì cũng phá được phép, nếu phải chết thì cũng không chết được.

Kỵ con số “bốn” (四 sì), ví nó hài âm với “chết chóc” (死sǐ). Vì vậy mà có một vài khu vực miền Đông Bắc kiêng kỵ con số bốn, nên phàm là con số bốn thì đều bị kiêng kỵ.

Kỵ con số “năm”, người xưa xưa kỵ sinh con vào ngày năm tháng năm âm lịch. Ngày mùng năm kỵ không phơi chiếu nệm, kỵ lợp nhà, vì cho rằng làm như thế đều không tốt.

Kỵ con số “bảy”, có câu cấm kỵ rằng “mùng bảy không đi, mùng tám không về”, ở đây có nghĩa là phụ nữ không được lựa ngày mùng bảy và ngày mùng tám để đi ra ngoài và trở về nhà. Dương Châu có câu tục ngữ: “gặp bảy không thuận”, đó là do trong xã hội phong kiến xưa có luật “thất xuất” đối với phụ nữ, nếu phạm vào trong bảy điều luật ấy thì đàn ông có quyền thôi vợ. Kỵ số tám, vì số tám 八 là bộ thủ của chữ phân 分, sợ rằng sẽ phải biệt ly.

Kỵ con số “chín”, vì vùng Gia Hồ ở Hàng Châu đều cân thể trọng vào ngày lập hạ, sau khi cân xong phải báo số, nhưng không báo con số chín, nếu gặp số chín thì phải báo làm số “mười”, bảo là lấy điều cát lợi. Ở một số khu tập thể của người Dư thì cấm viết con số “chín”, vì trong thần thoại truyền thuyết thì tổ tiên của tộc người Dư là con thần khuyển, mà khuyển 犬và cửu 九lại có dạng tự tương cận nhau, vì vậy mà kỵ con số chín.

Những con số của tháng bị cấm kỵ là tháng giêng, tháng hai, tháng năm, tháng bảy, tháng chín âm lịch. Ở Triết Giang trước đây, người ta không làm nhà vào tháng giêng, tháng chín; không xây bếp vào tháng hai, tháng tám. Trước đây, ở khu vực người phương Nam và một vài khu vực tộc người khác, người ta kiêng không kết hôn vào năm, bảy, chín, vì cho rằng đó là những con số không tốt.

Kỵ con số “mười tám”, người Dư kỵ để con trai con gái kết hôn vào lúc mười tám tuổi, người ta cho rằng, nếu kết hôn vào lúc ấy thì sẽ gặp phải “mười tám nạn”.

Kỵ con số “hai mươi” (nhị thập), khi người Triết Giang đọc từ “nhị thập” đến “nhị thập cửu” thì người ta đọc là “trấp nhất”, “trấp nhị” cho đến “trấp cửu”. Nghe bảo rằng, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Ngô Vương có một người con gái tên là Nhĩ Thích 尔释, bị mắc xương cá mà chết. Nhĩ Thích (ěr shi) có âm đọc tương cận với “hai mươi” (èr shí), Ngô Vương mỗi lần nghe thấy chữ “hai mươi” bèn nhớ đến con gái Nhĩ Thích của mình mà khóc. Để kỵ húy Nhĩ Thích, nên người đời sau đổi “nhị thập” (二十hai mươi) thành “trấp” (廿 hai mươi).

Kỵ con số “ba mươi sáu”, ở suốt một dãy vùng Hồ Bắc đến Trường Dương, người ta nói số ba mươi sáu (tam thập lục) là giờ khắc nguy hiểm, vì vậy mà kỵ đọc đến số này. Khi ghi vào sổ số người mang lễ vật, khi viết đến con số ba mươi lăm người thì để rống con số ba mươi sáu, sau đó viết tiếp con số ba mươi bảy. Có người nói rằng, sở dĩ kỵ dùng con số ba mươi sáu là do Chu Du của Đông Ngô xưa chết vào lúc ba mươi sáu tuổi.

Kỵ con số “bốn mươi lăm”, theo “Biện Lương tỏa ký” thì: “Dân gian đất Biện lưu truyền rằng: Lão Bao (Chửng) phụng mệnh Trần Châu đi phát lương, giữa đường bị cướp, chỉ có Kiều Trang Vương Bát thoát ra khỏi vòng nguy hiểm nên mới tránh đuợc nạn. Lúc ấy, ông vừa đúng bốn mươi lăm tuổi, nên dân gian cho rằng vào cái tuổi bốn mươi lăm thì tất sẽ có ách nạn, do vậy mà phải tránh nói đến số bốn mươi lăm tuổi, đa số là đổi sang bốn mươi bốn hoặc bốn mươi sáu để tránh nạn vậy”.

Kỵ con số “bảy mươi ba”, “bảy mươi bốn”, tục ngữ có câu: “Vào năm tám bốn bảy ba, Diêm Vương không thỉnh thì ta cũng về”. Nghe nói rằng, Khổng tử (Khâu) chết vào năm bảy mươi ba tuổi, Mạnh tử chết vào năm tám mươi bốn tuổi, thế nên ngươi ta mới lấy con số này làm con số đại kỵ, nếu như có thể qua được tuổi bảy mươi ba, thì cũng giống như vừa nhảy qua được một cái cánh cửa nạn tai, sau này có thể sống đến tám mươi bốn tuổi. Và cũng tương tự, khi đến cái cửa ải tám mươi bốn tuổi mà cũng vượt qua được thì có thể hy vọng là sống đến trăm tuổi.

Kỵ con số “tám mươi mốt”, đối với khu vực Hồ Châu Triết Giang, phàm là những người hưởng dương thọ vừa đúng tám mươi mốt tuổi mà lìa đời thì người ta cho rằng, khí số đã tận, vì chín lần chín tám mươi mốt, người đời sau sẽ lâm vào cảnh bần cùng. Vì vậy nên người ta phải tháo dỡ bàn tính ra, đợi đến khi người chết ngừng thở thì ném bàn tính ấy ra cửa sổ, cho rằng như thế sẽ phá được tai họa.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGÀY TẾT, NGÀY LỄ

Dân gian cho ngày lập xuân là ngày đầu của một năm canh nông, vì vậy mà có tập tục bói ngày này xem được mùa hay mất mùa. Tục cho rằng, ngày lập xuân thì nên nắng chứ không nên mưa. Trời nắng thì có điềm là được mùa, còn trời âm u thì báo điềm thiên tai. Ở vùng Sơn Đông, tục cho rằng, nếu ngày lập xuân mà trời âm u thì sâu mọt sẽ làm hại lúa đậu. Ở khu vực Thái Dương, người ta còn kỵ không được khấy nước và không được đào bới tro, vì cho rằng, khuấy nước thì sẽ khiến cho tinh thần trong năm đó sẽ không được phấn chấn, lúc nào cũng ngủ gà ngủ gật; không đào bới tro, vì như thế tức là đào bỏ đi tất cả sự may mắn trong cả một năm.

Dân gian cho rằng, ngày kinh trập (tức là mùng năm hoặc mùng sáu tháng ba) là thời khắc bắt đầu có sấm. Nếu ngày kinh trập và những ngày sau ngày kinh trập mà nghe thấy tiếng sấm thì đó là điều bình thường, năm đó tốt, gió thuận mưa hòa, ngũ cốc đầy bồ. Tục ngữ nói: “Sấm đánh kinh trập thóc lúa rẻ”. Vì vậy, trước ngày kinh trập thì người ta kỵ nghe thấy tiếng sấm.

Ở vùng Sơn Đông, vào tiết xuân phân thì kỵ trời nắng. Dân gian thường trồng cây vào ngày xuân phân, nếu ngày ấy trời sáng tỏ thì mọi việc không thành. Vào tiết xuân phân, người Dư cấm không được khều phân, cấm mang quần áo đến bên sông giặt giũ, và cũng cấm không được phơi đồ.

Trong dân gian, người phương Nam có tập tục trồng liễu vào ngày thanh minh. Vào tiết thanh minh, người đi quét mộ cần phải cúng bái tổ tiên, và cũng phải phòng sự quấy nhiễu của quỷ sùng. Vì trong dân gian, người ta tin rằng cây liễu có pháp lực dùng để khu tà đuổi ma một cách có hiệu quả, vì vậy mà người ta mới cắm liễu trên đất hay mang liễu bên mình nhằm để đề phòng bất trắc. Do thanh minh là vào ngày tết hàn thực, nên trước đây, dân gian không động đến bếp lò, kỵ ăn đồ nóng. Nếu không, sẽ bị thần phạt tội. Ngạn ngữ có câu: “Thanh minh không ăn đồ nguội, mưa đá rơi đầy trên đất”. Người vùng Sơn Đông còn có tập tục những người phụ nữ trẻ tuổi đi tránh thanh minh, vì nghe rằng, vào ngày này thì hung thần sẽ hạ phàm và bắt các cô gái xinh đẹp. Vào ngày này, phụ nữ kỵ không được thêu thùa, may vá, tất cả đều phải đi ra ngoài đạp thanh, chơi đùa trong tiết xuân.

Ngoài ra, trên mối quan hệ với việc canh nông, trong tiết thanh minh thì người ta còn kỵ trời âm u, mưa rơi hoặc mạnh. Tục cho rằng, nếu thanh minh mà trời không trong sáng thì đó là điềm triệu của một năm mất mùa. Nếu trong tiết thanh minh mà có gió lùa, thì đó là điềm trời hạn; nếu thanh minh mà trời đổ mưa, thì lúa mạch sẽ không được tốt.

Vào ngày lập hạ thì kỵ không có mưa. Ở các vùng Hà Nam, Quý Châu, Vân Nam, người ta đều cho rằng, vào ngày lập hạ mà không có mưa thì đó là điềm hạn hán. Ngạn ngữ có câu: “Lập hạ không mưa, thật không có gạo”. Ngày lập hạ là ngày bắt đầu của mùa hạ, mà dân gian lại sợ cái nóng nực của mùa hạ nên mới có tập tục cân trọng lượng cơ thể. Nghe nói rằng, sau khi cân trọng lượng cơ thể vào ngày hôm ấy, thì sẽ không sợ cái nóng nực của mà hạ nữa, và cũng sẽ không gầy ốm nữa. Nếu không, họ sẽ rất sợ cái nóng ấy, khiến ăn cơm không ngon, và sẽ ốm o đến nỗi thành bệnh. Ở vùng Giang Tây, người ta còn có tập tục uống trà vào ngày lập hạ, nếu như không uống thì sẽ phải khổ cả mùa hè. Ở vùng Đông Đài Giang Tô, vào ngày lập hạ thì cấm không được để trẻ em ngồi ở ngạch cửa, vì người ta bảo rằng “ngày lập hạ ngồi trên ngạch cửa thì dễ ngủ gật”.

Tiết hạ chí là tiết khí quan trọng nhất đối với việc canh nông. Người ta cho rằng, sự thay đổi xấu của ngày hạ chí sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc làm nông. Vì vậy mà vào ngày hạ chí, nhà nông có rất nhiều kiêng kỵ. Trong “Thanh Gia Linh” có viết: “Hạ chí là thời khắc chuyển giao,…” cư dân có rất nhiều kiêng kỵ như cấm nguyền rủa, kiêng hớt tóc…”, vào kỵ nhất là có mưa có sấm vào ngày hạ chí. Ngạn ngữ nói: “Hạ chí có sấm thì tháng sáu hạn, hạ chí có mưa thì ba tháng nóng”. Trước đây, nhà nông còn phân mười lăm ngày từ hạ chí đến tiểu thử ra thành ba thời đoạn là thời đầu (thượng thời), thời hai (trung thời) và thời cuối (hạ thời), gọi là tam thời, với cách chia là ba ngày vào thời đầu, năm ngày vào thời hai và bảy ngày vào thời cuối. Tục kỵ mưa vào thời hai và kỵ sấm vào thời cuối, vì sẽ ảnh hưởng đến lượng thu hoạch. Vì vậy, tốt nhất là không nên mưa và không nên sấm vào suốt khoảng thời gian từ của tiết hạ chí.

Lập thu cũng là một tiết khí lớn đối với nhà nông, dân gian rất xem trọng nó. Thời xưa, người vùng Vân Nam cấm kỵ đi đứng giữa đồng vào ngày lập thu, nếu không, người ta cho rằng sẽ gây bất lợi cho vụ thu hoạch mùa thu. Những người có học thức thì thường dùng giấy đỏ viết lên câu cầu sự tốt lành “hôm nay lập thu, trăm bệnh đều khỏi” để dán lên trên vách. Phụ nữ cũng dùng vải đỏ để cắt thành hình quả hồ lô (bầu), đính lên phía sau quần của trẻ để khu trừ bệnh tật. Ở vùng Thái Dương tỉnh Sơn Đông, cấm kỵ tắm rửa vào ngày lập thu, nếu không, người ta cho rằng trên người sẽ mọc rôm sảy. Ở Hoàng Huyện, người ta cho rằng nếu tắm vào ngày lập thu thì sau khi qua ngày lập thu sẽ bị tiêu chảy. Ở vùng Hà Nam, Giang Tô, Hồ Bắc, vào ngày lập xuân còn kỵ sấm, mưa, gió. Tục có câu: “Trước thu gió bắc sau thu mưa, sau thu gió bắc khô tận đáy”.

Tiết lập đông báo hiệu một mùa đông đã đến. Trong dân gian, người ta kỵ không được ăn đồ nguội lạnh, như củ cải, trái cây. Nếu không, sẽ gây tổn thường đến sức khỏe. Ngày lập đông cũng kỵ không có mưa, ngạn ngữ có câu: “Tiết Trùng Dương mà không mưa thì lập đông nắng, tiết lập đông không mưa thì nắng cả năm”.

Mùng một tháng giêng, tục gọi là “mùng một của năm”, “đầu năm”, “nguyên đán” v.v, ở đây có nghĩa là ngày thứ nhất trong năm, vì vậy mà dân gian rất xem trọng ngày này. Những cấm kỵ phát sinh trong ngày này là rất nhiều. Ví dụ như tộc người Choang, vào mùng một tháng giêng thì phải thức dậy lúc trời vừa sớm, nam thì đọc sách ngâm thơ, nữ thì tưới nước thêu hoa, sau khi thức dậy rồi thì không được ngủ lại, cho rằng, nếu ngủ lại thì sẽ khiến cho căn cơ ruộng đất, tường nhà bị sụp đổ; vào mùng một không được sát sinh, cũng không được ăn thịt lợn. Vào ngày này, chủ yếu là ăn đồ ngọt, như bánh trôi, bánh tét, cháo gạo…, hoặc là vào buổi chiều thì có thể ăn một ít đồ mặn. Không được nói tục, vì cho rằng nếu ăn nói tục tĩu vào ngày này thì cả năm sẽ rất hay nói tục, và cũng không được đánh mắng người khác, người bị đánh mắng cho rằng mình sẽ bị suy, sau này sẽ thường bị người khác đánh mắng; khi đốt lửa, không được gạt lửa than đang cháy đỏ trên củi, mà để tự nó rơi xuống, nếu gạt than củi thì sẽ khiến cho lưỡi cày đất ruộng sẽ bị gãy, bừa đất thì cuốc bị gãy, phụ nữ cầm kim thì kim bị gãy; suốt ngày ấy không được quét nhà, vì cho rằng quét nhà thì cũng chính là quét tiền tài ra khỏi cửa; không được sử dụng trâu cày, mà còn phải cho nó ăn thức ăn tốt. Mọi người đều cho rằng, vào ngày này thì chỉ được nói những điều tốt lành, làm những chuyện chính đáng, nếu như ngày hôm đó mà thất bại thì cho rằng, suốt cả năm ấy cũng sẽ thường gặp thất bại; nếu ngày hôm ấy bị xui xẻo thì cho rằng suốt cả năm ấy đều bị xui xẻo. Ở vùng Hồ Nam thì người ta kỵ khi ăn tết mà không có cá. Vào tháng giêng, khi mời khách dùng cơm thì trong hai đĩa cá chỉ được ăn một đĩa, còn đĩa kia là đĩa chỉ để nhìn. Đó là do lấy ý nghĩa của câu “có dư (ngư) thì có lợi”. Khi ăn cá thì kỵ không bẻ gãy xương sống nối liền đầu với đuôi, nhằm để lấy cái ý nghĩa là “có dư (ngư) mà không thiếu”.

Trong dân gian, “Tết Đoan ngọ” còn gọi là “tết Đoan dương”. Họ cho rằng, đó là một ngày bất cát bất lợi, nên có lưu hành tập tục “tránh ngọ”. Những đứa trẻ chưa đầy tuổi thì phải dẫn về nhà ngoại để tránh né. Ở một dãy đất miền Bắc, mọi nhà đều cắm nhánh cây ngải lên bên cửa, phía trên thì treo hồ lô giấy…, để nhờ đó mà tránh tà trừ tai nạn. Còn trẻ em thì đeo những hình con chó nhỏ, hình người nhỏ làm bằng bông vải, tránh làm mất, nếu không, trong năm ấy tất sẽ có tai nạn lớn. Sau khi tránh qua ngày Đoan ngọ, thì cần phải đem những thứ đã đeo trong người ấy vứt xuống nước để tiêu trừ tại họa. Người tộc Thủy thì cấm ăn đồ mặn trong ngày Đoan ngọ, mà chỉ được ăn chay. Ở vùng Sơn Đông, vào ngày Đoan ngọ thì kỵ mưa hoặc sương mù, gọi là “mưa chủ nạn sâu, mù chủ nạn lụt”.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NÔNG NGHIỆP

Là một nước nông nghiệp lớn, dân số làm lao động theo nghề nông luôn chiếm ưu thế tuyệt đối. Đối với việc sản xuất nông nghiệp, trong thời kỳ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, thì người ta chủ yếu là ăn cơm của trời, những hy vọng về một vụ thu hoạch đều được ký thác vào sự bảo hộ, che chở và sự ban ơn của thần linh, vì vậy mà cần phải cúng tế theo định kỳ, không được có chút chểnh mảng, và do vậy mà đã hình thành nên rất nhiều tập tục cấm kỵ. Tục cho rằng, hạt giống nảy mầm tự nhiên không hoàn toàn là vì điều kiện thích hợp, mà là vì sự thành khẩn cúng tế thần minh của con người, khiến cảm động đến trời xanh, mới làm cho hạt thóc nảy mầm, sinh trưởng và chín vàng. Vì vậy, trong lao động sản xuất nông nghiệp có rất nhiều những hoạt động tế tự có định kỳ và không định kỳ mà người ta cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trong thời gian tế tự thì luôn phải ngừng lại mọi hoạt động sản xuất, dồn hết sức lực để dảm bảo cho việc cúng tế được tiến hành một cách thuận lợi. Sau này, tuy rằng có một số hoạt động tế tự có định kỳ không còn được thực hiện nữa, nhưng những tập tục cấm kỵ sản xuất vào trong ngày này hoặc trong những ngày này thì vẫn còn được lưu truyền.

Thời gian ăn tết là khoảng thời gian mà hoạt động cúng tế được tập trung nhiều nhất, bởi vì phần lớn thời gian dành để ăn tết đều có quy ước tập tục cấm chỉ mọi hoạt động lao động sản xuất. Nghe nói rằng, nếu trong thời gian này mà cày bừa thì sẽ xung phạm đến thần linh, khiến trăm việc trong năm ấy đều không suôn sẻ; hoặc là bị thiên tai, sâu bệnh, mất mùa. Rất nhiều tộc người còn có tiết lệnh cho thời gian nông nghiệp, vào ngày ngày tiết khí thì cấm không được sản xuất. Ví dụ như người Dư, người Bạch đều kỵ xuống ruộng cày bừa vào ngày tiết Xuân phân, Thanh minh, Đại thử, Tiểu thử, Lập thu. Người ta bảo rằng, như thế là vì sợ đào phải địa mạch long thần, mùa màng sẽ không tốt. Người Thái thì kỵ không được lao động vào ngày Đông chí, nếu không, họ cho rằng trâu ngựa sẽ bị chết. Nhiều tộc người khác như người Bạch, người Dư, người Di đều kỵ xuống ruộng lao động trong thời gian những ngày mùng tám tháng hai, ngày mùng ba tháng ba, ngày đuốc lửa (tức ngày 24, 25 tháng sáu âm lịch), ngày phân long (tức trước và sau ngày hạ chí). Người ta bảo rằng, nếu xuống ruộng vào thời gian này thì sẽ chạm đến Long thần, cắt đứt nguồn nước, mùa màng sẽ không được tốt, hoặc là bị sâu bệnh, vì vậy mà cấm không được xuống ruộng; người Dư lại kỵ xuống ruộng cõng nước vào ngày bảy tháng bảy, cho rằng, nếu xuống ruộng cõng nước vào ngày này thì sẽ gặp phải ma nước, khiến cho ruộng lúa bị hư; tộc người Mục Lao thì cần phải làm nghi thức tế thần tập thể vào ngày mười lăm tháng tám, lúc ấy, mọi người sẽ ngưng lại mọi công việc sản xuất, cùng tụ tập lại ăn cơm với nhau.

Ở một vài tộc người khác hoặc ở một vài khu vực khác, vào một vài ngày đặc biệt nào đó thì cũng kỵ không được lao động sản xuất. Thời xưa, người Thổ Gia đều không xuống ruộng canh tác vào ngày mùng năm, ngày mười lăm và ngày hai mươi lăm. Tục cho rằng, mỗi khi gặp con số năm thì gọi là “phá ngũ”, mà phá thì tất sẽ không tốt, vậy nên cấm không canh tác; người tộc Bạch, tộc Di đều kỵ lao động vào ngày mùng một, ngày mười lăm, e rằng sẽ khiến bị mất mùa, thiên tai; người phương Nam ở Hồ Bắc và người Di, người Mao Nam đều có tập tục kỵ cày bừa, trồng trọt vào ngày Tuất, nếu không, những cây lúa mạch trời trồng này sẽ làm chết người; người Hani cũng có tập tục kỵ sản xuất vào ngày Mùi, ngày Hợi, ngày Tý, vì cho rằng như thế là để tránh tai họa giáng xuống. Ngày Hợi trong thời gian tết Sa Nhân của người Choang cũng là ngày kỵ, vào ngày này, bất kể là người ở trong nhà hay là người đi xa, chỉ có thể thảnh thơi ăn uống, tất cả đều cấm kỵ không được làm việc gì, nếu không sẽ bị mọi người chỉ trích. Các tộc người phương Nam, người Di, người Thủy, người Mục Lao, người Bố Y, người Choang… đều có tập tục cấm cày ruộng khi nghe thấy tiếng sấm.


Vào những ngày hung họa bất tường thì cũng bị cấm kỵ không được canh tác. Ví dụ như tất cả các hoạt động nông nghiệp quan trọng như cày, trồng, thu hoạch mùa màng của người Tạng ở Thanh Hải đều phải được cầu thần bói quẻ, chọn ngày tốt lành, sau đó mới được phép làm việc. Nếu như ngày đó không được tốt, thì không dám tiến hành; người Ngõa, người Bạch khi trong nhà có người chết, mà nhất là chết dữ, thì cả trại đều bị cấm không được lao động sản xuất một ngày; nếu không, sẽ gặp phải nạn sâu hại. Khi trong trại có người chết, dã thú vào trại, chó trèo lên nóc nhà, bị hỏa hoạn…, thì người Hani đều cho đó là ngày kỵ, phải ngừng mọi công việc lại. Nếu nằm mộng thấy điều không tốt thì cũng kỵ sản xuất. Trong các hoạt động chặt đầu người, lấy đầu người cúng vào trong hốc cây, chặt đuôi bò… thì cũng có quy định kiêng kỵ không được lao động sản xuất. Nếu không, người ta cho rằng sẽ gặp phải các tai nạn như bệnh, nạn gió, nạn mưa; khi người Di sinh con, thì cả nhà người ấy cũng không được xuống ruộng đồng canh tác ngay vào ngày hôm đó.

Trong nông nghiệp, ngoài việc sử dụng cấm kỵ không sản xuất để phòng tránh tai nạn xảy ra, thì trong lúc sản xuất cũng có rất nhiều sự việc cần phải kiêng kỵ, tránh né. Ví dụ như ở một vài tộc người, thì khi hoạt động sản xuất nông nghiệp, đầu tiên cần phải tiến hành một vài nghi thức tế tự, sau đó mới có thể làm việc. Đối với người Ngõa ở Vân Nam, khi chưa tế trại thần và gia thần thì không được phép vãi hạt giống, nếu không, ngũ cốc khi lớn lên sẽ không tốt. Trong nghi thức vãi hạt giống, người ta cần phải đem hạt giống của các sản vật nông nghiệp như lúa, dưa, kê, bông để vãi xuống vào trong phần đất với tính tượng trưng, không được vãi ra ngoài phần đất, vì như thế tức là tỏ thái độ bất kính đối với thần đất, sẽ chọc giận thần và sẽ bị trừng phạt.

Đối với người Bạch và một sô tộc người khác, khi sạ gieo mạ và cấy mạ thì đều cấm không được nói những lời không tốt, nếu không, người ta cho rằng sẽ ảnh hưởng đến lượng thu hoạch của năm đó. Thời xưa, người Tạng ở Thanh Hải cấm đào suối trên núi, cấm mở đường nước, vì cho rằng như thế thì sẽ đắc tội với Long thần, tất sẽ gặp tai nạn như lụt lội hay hạn hán, hoặc sẽ khiến cho người mắc bệnh hủi mà chết. Tộc người Thủy cũng cấm kỵ không được đào giếng, sửa cống, vì cho rằng có thể sẽ đào đứt long mạch, khiến nông sản bị giảm sản lượng. Người Thủy và người Thái lại có cấm kỵ “nam không cấy mạ, nữ không cày bừa”. Nhưng người Dao lại có tập tục cấm người nữ cấy mạ, vì họ cho rằng nếu để đàn bà cấy mạ thì không trúng mùa được. Người Ngạc Ôn Khắc cho rằng, nếu để người già gieo giống thì mùa màng sẽ không được tốt, mà người gieo giống tất phải là những người thanh niên mạnh khỏe. Tục còn cho rằng, khi gieo giống thì không được đến gần phần mộ, nếu không thì cũng sẽ ảnh hưởng đến mùa màng. Người Mao Nam thì cấm kỵ huýt sáo trong khi làm ruộng, vì cho rằng, tiếng huýt sáo là tiếng quái dị so với tiếng nói thường, tiếng huýt sáo sẽ khiến ác ma đến làm sùng, khiến nông sản sẽ bị thất thu. Ngoài ra, khi làm ruộng thì người Mao Nam cũng cấm kỵ không được nói đến chim chóc, dã thú. Người ta cho rằng, nếu nhắc đến chim và thú vào lúc này thì sẽ khiến chim thú đến dẫm đạp lên làm nguy hại cho mùa màng, khiến giảm lượng thu hoạch.

Khi trồng cây bông, cây kê thì người Thủy cũng cấm kỵ không nói đến những lời liên quan đến cây bông, cây kê, e sẽ xung phạm đến chúng. Khi trời hạn hán thì không được gánh nước tưới mầm cây, vì cho rằng làm như thế là trái lại với ý trời, mùa màng sẽ không tốt. Đối với người Túc Lật, người Di, khi xuống ruộng thì cấm kỵ không được vác những nông cụ lên vai, như cái cuốc chẳng hạn, vì người ta cho rằng, chỉ có chôn cất cho người chết thì mới vác như thế. Ở vùng Trú Mã Điếm Hà Nam, vào ngày gieo giống thì không cho phép trẻ em ăn cơm. Khi thu hoạch lúa mạch thì cần phải tế sam (cúng tế khi gặt), khi vận chuyển vào bãi thì phải tế cổn (cúng tế khi lăn thóc về). Trong bãi đập lúa mạch thì cấm không để phụ nữ và trẻ ở truồng bước vào. Khi đến mùa thu hoạch, thì càng cấm kỵ không được nói những lời bất cát bất lợi. Khi lương thực đã đem về đến bãi, thì kỵ người khác hỏi thăm là mỗi mẫu trồng được bao nhiêu cân, kỵ để người khác nhẩm tính tổng sản lượng là được bao nhiêu cân, và cũng không được nói những câu kiểu như “sắp thu hoạch lương thực xong rồi nhỉ?”.






越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam

Còn tiếp >>>Bài cuối

Nguồn: thantienvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét