Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Phong Tục Lễ Cúng Tổ Tiên Cổ Đại Ngàn Xưa bài cuối

Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên Và Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhân Gian Cổ Đại Bài Cuối 
- 越南道教道士 - 越南道士

Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên Và Những Điều Cấm Kỵ Trong Nhân Gian Cổ Đại


Bài Cuối

越南道教道士 - 越南道士






越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGHỀ CHĂN NUÔI

Trồng dâu nuôi tằm là một điểm đặc sắc lớn trong kinh tế canh nông của người xưa từ xưa đến nay. Bắt đầu từ thời nhà Thương, người ta đã liệt thần Tằm vào đại điển tế tự. Dân gian cho rằng, tằm là một động vật cực kỳ nhõng nhẽo, lại rất thần thánh và có tính linh, nếu có chút chểnh mảng không cẩn trọng thì cũng khiến cho chúng bị tổn thương.

Trong “U phong quảng nghĩa”, người Thanh có viết: “Buồng tằm nhất thiết không được mở ra phía sau: vì tằm thuộc loại hóa khí, mùi thơm có thể làm tán khí, mùi hôi thối có thể làm kết khí, vì vậy, khi tằm ngửi thấy mùi thơm thì sẽ bị mềm nát, ngửi thấy mùi thối thì cứng lại. Phàm là những thứ có mùi thơm như xạ hương, đàn hương, linh lăng… và những vật có mùi hôi như hành, hẹ, tỏi, kiệu,… thì đều cấm không được mang vào buồng tằm. Kỵ gió Tây Nam, kỵ đốt đèn, đốt giấy trong buồng, kỵ thổi tắt khí của khói dầu, kỵ gõ vào những vật có thể phát ra tiếng kêu như cửa, cửa sổ, vành nong; kỵ để ánh đèn chiếu vào khe cửa sổ buồng tằm vào ban đêm; kỵ mang rượu giấm vào và cũng kỵ để người uống rượu vào trong buồng; kỵ chiên xào thịt; kỵ gió lạnh quét vào lúc nóng nực; kỵ giã đồ gần bên; kỵ kêu khóc trong buồng tằm, kỵ những lời ô uế dâm tà; dùng lửa lớn khi trời đang rét; kỵ bỏ dao vào trong nong; kỵ người không sạch sẽ bước vào buồng tằm; kỵ nước tràn xuống lửa; kỵ nướng những vật có mùi khét như xương, lông lợn; kỵ mở cửa sổ đón gió; kỵ tất cả những khí có mùi tanh; kỵ khí đá vôi bị nung; kỵ khí lưu huỳnh bị đốt, kỵ mở cửa một cách vội vã, kỵ ném thải những vật ra xa, kỵ những lá đẫm nước, kỵ những lá dâu đẫm sương lạnh hay những lá khô; kỵ nóng nực, hanh khô. Những điều kiêng kỵ trên đều cần phải chú ý đến, nếu không thì tằm sẽ không nằm yên trong nong, sẽ bò ra ngoài mà chết”. Từ đó có thể thấy rằng, các triều đại nhà Nguyên, Minh, Thanh, các cấm kỵ về việc nuôi tằm thì ngày càng nhiều và rõ ràng hơn. Lá dâu nuôi tằm cũng phải dùng kéo sắt để cắt, kỵ không được dùng tay hái. Mà khi dùng kéo cắt thì cũng phải đợi khi mặt trời mọc, hơi ẩm bốc hết thì mới được tiến hành cắt lấy, kỵ cắt lấy những lá dâu đẫm hơi nước và sương. Có những cấm kỵ về việc nuôi tằm, như người vùng Sơn Đông thì kỵ không động thổ buồng tằm khi đã xuất tằm; kỵ người già, sản phụ bước vào buồng tằm, kỵ ngủ trong buồng tằm, e rằng tằm cũng trở nên lười nhác không chịu nhả tơ làm kén.

Trong nghề nuôi tằm cũng có nhiều ý vị thần bí, thường là những cấm kỵ về ngôn từ. Không được gọi tằm là “tằm”, mà phải gọi là “bảo bảo” (cục cưng), hoặc “cô nương tằm”; tằm bò thì không được nói là “bò” mà phải nói là “đi”; cho tằm ăn thì không được nói là “cho ăn” mà phải nói là “rải lá”, tằm lớn thì không được nói là “lớn”, mà phải nói là “cao”, không được đếm tằm, vì nếu không, tằm sẽ ít đi; cấm kỵ không được nói những lời không lành như “chạy rồi”, “mất rồi”, “chết rồi”; ngay cả những từ ngữ dễ gây liên tưởng đến những chữ này cũng không được nói ra. Ví dụ, không nói chữ “duỗi”, vì chỉ khi tằm chết mới duỗi thẳng. Kỵ nói “ăn cơm xong rồi” (饭吃完了), mà phải nói thành “ăn cơm no rồi” (饭吃饱了), vì chữ xong (hoàn: 完) khiến người ta nghĩ đến là “tiêu rồi”, “hết rồi”, “mất rồi” (một liễu: 没了). Những từ ngữ liên quan đến bệnh của tằm thì cũng không được nói. Như “tằm sáng” là một loại bệnh của tằm, nên kỵ nói chữ “sáng”, “trời sáng rồi” thì phải nói là “trời mở mắt rồi”; “tằm cứng” cũng là một bệnh của tằm, nên kỵ chữ “cứng” (僵), nếu nói chữ “củ gừng” (薑) thì phải đổi thành “hong ớt”, còn khi nói “nước tương” (醬油) thì phải nói thành “màu sắc”, hoặc “cái lon”. “Hành” (蔥) cũng phải nói thành “hương hỏa”, bởi vì “hành” (蔥) hài âm với chữ xung (衝), e sẽ bị xung phạm. Đương nhiên, gừng, hành, tương, vốn đã là những vật cấm kỵ không được mang vào buồng tằm, vì thế mà trong lời nói cũng cần phải kiêng kỵ.


Những hộ nuôi tằm ở vùng Triết Giang nếu thấy rắn bò vào buồng tằm thì kỵ không được hô hoán, đuổi đánh. Vì họ cho rằng Thanh Long giáng lâm, thì sẽ đem lại cái phúc cho nghề tằm, nên phải khấu bái, cúng chay, để nó tự đi.

Nuôi lợn cũng là một nghề phụ phổ biến rất được nông dân xem trọng, nó là một “con đường giàu sang”, “con đường tiền tài” của người nghèo. Rất nhiều những cấm kỵ trong nghề nuôi lợn cũng đã hình thành nên tập tục trong dân gian.

Xây hàng cột rào lợn cũng phải hết sức thận trọng, tục thời xưa còn mời cả thầy phong thủy đến để lựa chọn phương vị tránh sát khí, chọn ngày tốt để phá thổ động công, chiêu đãi thợ xây như chiêu đãi khách quý. Tục quy định, khi châm trà, dâng rượu, gắp thức ăn và tặng tiền cho thợ xây thì không được nói chuyện. Đặc biệt là, phong bì đựng tiền không được dán kín cả hai đầu, và phong bì cần phải để trên cột rào ở chuồng lợn mà không trực tiếp giao cho thợ. Khi thợ xây nhận phong bì đựng tiền thì cũng không được nói năng gì cả. Người ta cho rằng, làm như thế để làm yên hàng cột, khiến lợn mau lớn. Có nơi, khi làm xong nền hàng cột, khi mời thợ xây đến để làm hàng rào thì thợ cần phải ăn điểm tâm ngay ở hàng cột rào, không được từ chối, và phải ăn cho hết để tỏ ý là sau này lợn sẽ ăn hết bữa ăn. Nếu như thợ xây ăn không hết thì gia chủ sợ rằng, sau này lợn sẽ biếng ngủ biếng ăn, nên sẽ nhặt phần thức ăn còn lại ăn cho kỳ hết ngay tại hiện trường. Những người chủ nhà mà là người già thì cho rằng như thế đã phạm vào cấm kỵ, nên vội vàng chạy ra giành lấy phần thức ăn đó, đến nằm trong hàng cột mà ăn ngấu nghiến cho đến hết, sau khi ông ta đã ăn xong thì không ai được kéo ông ta dậy, vì cho rằng như thế, sau này lợn sẽ không những ham ăn mà còn tranh ăn, ăn xong rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn, lớn rất nhanh. Do vậy, thợ xây hàng cột rào cho lợn cũng phải cẩn thận, có nơi còn phải phun nước thần trước khi khởi động công trình, khiến “thiên sát quy thiên, địa sát quy địa” (khí sát ở Trời thì về Trời, khí sát của Đất thì về Đất”. Có nơi còn vạch chữ “tỉnh” (井) lên nên đất để ép “sát khí”, để đảm bảo được bình an. Có nơi, người ta còn chú trọng đến vật liệu làm hàng cột rào, thường là chọn gỗ cây phong, tục cho rằng nếu dùng gỗ cây phong làm cột rào thì sẽ khiến cho lợn “phong xuy dạ trưởng” (風吹夜長: qua đêm đã lớn như gió thổi). Khi đóng cọc rào, bất kỳ là ai cũng không được bước ngang qua hàng cột rào ấy, mà phải chui qua hàng cột với một thái độ cung kính rất mực, nếu không, sau này lợn cũng sẽ nhảy qua hàng cột rào, như thế thì không tốt.

Sau khi làm xong hàng cột rào mới mua lợn con về. Khi mua lợn con, cũng phải chọn lựa ngày lành. Tục cho rằng “ngày tai”, “ngày đuôi” đều là những ngày tốt, bảo là “tai đuôi thì lớn như gió thổi”; “ngày miệng”, “ngày lưỡi” mà mua lợn về là không tốt, bảo rằng “miệng lưỡi ắt phải chết”. Mua lợn phải lựa ngày tốt lành, thích ngày chẵn và kỵ ngày lẻ. Kỵ mua lợn có đầu quá lớn, tục cho rằng những con lợn như thế sẽ chậm lớn.

Những cấm kỵ khi mua bán lợn cũng có nhiều điều thú vị. Người bán tuyệt đối không được dẫn lợn về nhà cho người mua, kỵ để người ta cười bảo là “gả con tiễn thân gia”. Nhưng nếu người mua mua nhiều hoặc già cả yếu sức, cần người bán dẫn về nhà giúp, thì có thể xin người bán giúp mình. Sau khi người bán dẫn lợn về đến nhà, thì người mua phải có cơm rượu thết đãi, ngoài việc trả tiền mua lợn, thì tiền công đi cũng được trả bằng cách bỏ vào trong phong bì đỏ, để tỏ ý làm việc hỷ. Ở vùng Hồ Nam, sau khi mua bán lợn xong, người bán thường phải nói những câu tốt đẹp như “nuôi nàng lợn không nuôi bằng cám, một chậu nước lã đổi thành cháo”, “chúc lớn từng đêm như gió thổi, tiền lợn từng năm chảy cuộn vào”. Khi người mua nghe xong bèn vội vàng cám ơn. Khi người mua dẫn lợn đến nơi sắp khuất tầm mắt, người bán sẽ kêu to lên rằng “lạc…à… lạc lạc lạc”, với ý tượng trưng là kêu lợn quay trở lại, tục cho rằng như thế sẽ khiến cho người mua nuôi lợn được hưng thịnh. Khi nông dân vùng Triết Giang mua lợn, thì người bán cần phải tặng một ít rơm cho người mua, gọi là “cỏ nhà mẹ đẻ”, mang ý nghĩa là lợn con cũng sẽ được lớn lên một cách mạnh khỏe như là ở nhà của mẹ đẻ của nó vậy. Khi về đến nhà, thì có nơi dùng ống thổi lửa để khiêng sọt lợn, để tỏ ý rằng lợn con sẽ lớn rất nhanh. Thời xưa, khi nhốt lợn vào trong hàng cột rào, thì phải đốt hương tế thần rào lợn, rồi mở cửa hàng rào ra cho nó tự vào, không được túm lấy nó mà bỏ vào qua hàng cột rào. Khi lùa lợn, người mua tay trái cầm hai hòn đá, tay phải cầm bát trà, đầu tiên, tay trái ném hòn đá đến nơi sạch sẽ, khô ráo mà đánh cho nó ngủ ở đấy, đồng thời nói rằng: “Đây là nơi mày ngủ đấy nhé”. Sau đó ném hòn đá thứ hai đến nơi rãnh nước, và nói: “Đây là nơi mày đi ị đi đái đấy nhé”. Sau đó thì người chủ sẽ liên tục uống ba hớp trà, quay ngoắt ngưồi đi, không nhìn lại. Nếu như lợn không chịu vào trong hàng cột rào thì không được mắng, mà nhẫn nại lùa cho nó vào. Sau khi người chủ trở vào mà có láng giềng hoặc có khách đến thăm thì người chủ sẽ đun một ít nước đường (chè) đưa cho họ uống, người khách hay người láng giềng ấy cần phải uống một hơi cho hết, nhằm để lấy ý mừng “một chậu nước lã lớn được mười cân”. Ngạn ngữ nhà nông có nói “Nuôi heo có khiếu, hàng rào no cám”. Nuôi lợn thì phải có hàng rào, phải năng quét phân lợn. Ở nhiều nơi, khi quét phân thì cần phải treo một cái áo màu nâu, như thế thì sẽ tránh được “địa sát”. Để cho lợn ăn cám được no, nhà nông cần phải năng nấu cám lợn, và thường là hái thêm một ít rau dại để xen trộn vào cám, để “giáng hỏa” cho lợn. Sau khi lợn nuôi được một tháng, cần phải thiến lợn, chủ hộ cần phải luộc trứng gà, nấu miến mời thầy thiến lợn dùng. Sau khi lấy tinh hoàn và noãn sào ra, thì cần phải hô to rằng “mau cao mau lớn”, sau đó vứt lên nóc nhà, kỵ để rơi xuống đất, nếu không, gia chủ sẽ cho rằng con lợn ấy có điềm không tốt, nuôi không lớn, cần phải bán đi và mua lại con khác.

Những hộ nuôi lợn nái thường đều kỵ không giết lợn nái, người ta cũng thường kỵ ăn thịt lợn nái, cho rằng, thịt lợn nái có “độc”, ăn vào sẽ sinh bệnh. Ở một vài hộ, khi lợn nái đã già, thì mời thầy thiến lợn đến để thiến nái, đợi khi nuôi cho mạnh lên rồi mới được giết, tục gọi là “bà lợn già bị thiến một dao”.

Khi muốn ăn thịt lợn nuôi thì đợi đến lúc lợn mạnh khỏe mới giết. Trong dân gian, việc giết lợn cũng có nhiều cấm kỵ. Lưu hành nhất là giết lợn đầu năm năm. Giết lợn thì không được nói là “giết”, mà phải gọi là “xuất chuồng”. Xuất chuồng vào ngày sửu mới được xem là tốt, kỵ không giết vào ngày tý, để tránh sau này lợn nuôi chỉ bé bằng con chuột, mà chỉ mong cho nó lớn như con trâu vậy. Khi xuất chuồng, cần phải cúng tế “thần rào lợn”, và chúc nó kiếp này làm lợn, kiếp sau làm người, khi giết lợn đầu năm thì kỵ không có dây buộc, để lợn chạy qua nhà người. Vì có người tin rằng “lợn đến thì nghèo”, chủ nhà chỉ đành “treo vải đỏ”, đốt pháo để cáo lỗi, sau đó mới có thể dẫn lợn trở về. Khi xuống dao giết lợn, người đồ tể sẽ nói “xuất thế làm người”. Trẻ em và phụ nữ cấm không được nhìn. Có nơi, người phụ nữ nuôi lợn sẽ đứng ở cửa kêu lên “Lợn về đi!”, tỏ ý lợn không đi, mỗi năm đều có thể có lợn để giết thịt. Chủ nhà đều hy vọng là một nhát dao giết chết lợn đầu năm, ộc ra máu đỏ tươi và có lẫn bọt bóng, người ta bảo rằng, đó là điềm “huyết tài tốt”, nuôi lợn sẽ rất hưng thịnh, kỵ một nhát dao giết không chết lợn. Nếu giết một dao, máu ộc ra, lợn giãy giụa lăn xuống đất nhưng lại không chết, thậm chí còn chạy đi, thì cần phải giết thêm một nhát dao nữa; hoặc khi máu đỏ có sắc đen, bọt bóng không đỏ cũng không trắng; hoặc là khi cạo lông mà trong mõm lợn vẫn còn khí thở và có tiếng thở nhè nhẹ, người ta gọi đó là tiếng than thở của lợn, đều là những điềm không tốt, gia chủ lo sợ rằng, năm sau nuôi sẽ không được hưng thịnh, lại vừa lo rằng, nếu đó là lợn Linh Quan, thì không được giết. Khi giết thì cần phải “hóa thân” (hóa trang), dùng nhọ nồi, mực… để bôi lên mặt, lấy áo trùm lên đầu, và đội lên cái nón lá, lưng thì mặc áo tơi, chân thì mang giày, giết mạnh bằng một nhát dao rồi quay mình mà chạy đi. Cấm không được giết lợn Linh Quan ngay trong phòng, mà phải giết ở nơi góc đường. Máu của nó không được dùng để cúng thần, cũng không để người ăn, cứ để cho nó chảy đi. Sau khi giết chết rồi thì phải đợi ít nhất là nửa tiếng đồng hồ sau mới có thể khiêng về trong nhà.







越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGHỀ SĂN BẮN

Săn bắn là một nghề mưu sinh có từ thời xa xưa, rất nhiều các tộc người của xưa đều có lịch sử săn bắn rất lâu dài. Trong nghề săn bắn cũng có rất nhiều tập tục cấm kỵ.

Trước khi đi săn, thợ săn phải tiến hành nghi thức tế tự, cúng hiến thần săn. Những người thợ săn còn tin rằng, dã thú có linh tính, vì vậy mà thường thì không dám gọi thẳng tên của chúng, mà phải gọi với một cái tên khác. Ví dụ, người ta gọi hổ là con “đại trùng”, là “thần”; còn gấu thì gọi là “lão gia”, “lão gia tử”… Họ còn tin rằng, dã thú có khả năng dự báo trước những sự việc, nếu thợ săn không tuân thủ nghiêm chỉnh những cấm kỵ nào đó thì dã thú có thể biết được phương hướng hành động của thợ săn mà chạy đi mất. Ví dụ như, người Ngạc Luân Xuân, Ngạc Ôn Khắc thì đều cấm kỵ việc nói cho người khác biết chuyện mình đi săn trước khi đi săn, cấm kỵ nói “chúng ta đi đặt bẫy”. Và càng cấm kỵ không nói cho người khác biết nơi chốn và phương hướng đi săn, ngay đến người trong nhà cũng không ngoại lệ.

Trong thời gian săn bắn, thợ săn người Ngạc Luân Xuân, Ngạc Ôn Khắc cấm kỵ không nhắn thư cho người nhà, và người nhà cũng không được nhắn đến, nếu không thì không có lợi cho việc săn bắn. Khi săn thú, cấm kỵ không được dùng cây gậy để vắt ngang lên trên đường đã đi qua, khi cần dùng gậy để là dấu hiệu thì cũng phải để thuận chiều. Người ta nói rằng, nếu để gậy ngang đường thì sẽ khiến cho việc săn bắn gặp nhiều trở ngại, không thuận lợi. Việc nhóm củi lửa khi săn cũng cấm kỵ để củi cháy sụp xuống, vì cho rằng củi lửa bị sụp sẽ làm động đến Sơn thần gia (Bạch Tra Na) khiến việc săn bắn không có hiệu quả. Củi dùng để nhóm lửa nên ngắn, kỵ dài, vì nếu củi nhóm mà dài thì số ngày đi săn cũng sẽ bị kéo dài ra. Trong thời gian săn bắn, người ta kiêng kỵ tất cả mọi tiếng động. Không được ca hát, nhảy múa hay nói chuyện lớn. Khi đi săn, người Ngạc Luân Xuân cấm không được huýt gió tùy tiện, vì người ta cho rằng, nếu làm như thế thì sẽ gây gió lớn; khi đi săn, người Ngạc Ôn Khắc cấm kỵ không được kéo động cái nồi lúc nấu cơm, khi bới cơm thì cũng không được cạo nồi gây ra tiếng vang. Khi gặp dã thú thì cũng không được chỉ trỏ, nói năng bừa bãi.

Khi đi săn, người Ngạc Luân Xuân và người Ngạc Ôn Khắc còn kỵ giữa những người đi săn với nhau mà tạo nên sự mất đoàn kết, kỵ cãi nhau và đánh nhau khi ra đi săn, nếu không thì nhất định sẽ không gặp được con thú nào. Nếu có hai đoàn người đi săn gặp nhau thì phải hợp lại làm một, cùng nhau vây thú, và chia thú đồng đều cho nhau. Nhưng thời gian tối đa mà hai đoàn người đi săn này sáp nhập với nhau là một hoặc hai ngày, sau đó sẽ phân rẽ ra. Khi săn thú, nếu gặp dã thú thì không được tranh bắn thú trước, nếu không, không ai có thể tìm ra được con thú bị bắn ấy. Sau khi săn được hươu, ngạn thì cần phải xóa sạch vết máu, vết dơ lưu lại trên đất. Tại hiện trường đợi thú săn, thì không được vứt đầu thuốc, vỏ đạn, phân, một phần là e rằng sẽ gây ảnh hưởng cho người đi săn đến sau.

Khi săn thú, người Ngạc Luân Xuân còn cấm kỵ không được bắn con dã thú đang giao phối, vì cho rằng, khi bắn loại thú này thì sau này sẽ không thể nào săn được những con thú khác nữa. Nhưng nếu đợi đến khi con dã thú giao phối xong thì lại có thể bắn nó.

Đối với một số tộc người, khi săn bắn thì người ta còn sợ gặp phải sự quấy nhiễu của người ngoài hoặc của thần linh ngoài thần săn bắn. Ví dụ như, khi đi săn thì người Lạc Ba kỵ gặp phải người ngoài, nếu nhỡ gặp phải thì phải nhẹ nhàng tránh đi. Vũ khí săn bắn cũng kỵ để người ngoài nhìn thấy, nếu không, họ cho rằng linh hồn của người lạ sẽ cướp con thú đã săn được đi, khiến họ có săn mà không có thú. Người Ngõa thì kỵ không cho người khác mượn súng và cung mà bản thân mình chưa dùng qua, nếu không, bản thân người chủ sẽ không bắt được thú. Người Ngạc Luân Xuân cũng cấm vẩy rượu lên lửa trong lồng vào lúc săn thú.

Đối với người Ngạc Luân Xuân, trong khi săn bắn mà săn được một con hươu, một con ngạn hoặc một con lợn rừng, thì đầu tiên cần phải tế Sơn thần tại nơi ấy. Nếu không dùng con vật ấy để tế thì trong khi săn, thợ săn sẽ bị bệnh hoặc săn không được thú. Đối với thợ săn của vùng núi Trường Bạch, mỗi khi bắn trúng một con hươu đực, cần nhanh chóng chạy đến và ôm đầu hươu, nhằm phòng tránh hiện tượng do bị thương mà hươu làm gãy nát nhung hươu. Khi săn hươu đực thì kỵ những con hươu có nhung chưa lớn. Bình thường khi săn “thái vi”, tức chỉ tìm một con thú để săn, như báo chẳng hạn, thì cấm kỵ nhất là giết hươu đực, hươu cái. Thời xưa, người Tích Bá cấm kỵ săn giết cáo. Người Ngạc Luân Xuân, Ngạc Ôn Khắc khi săn được con dã thú lớn, như gấu, lợn rừng… thì khi mổ bụng lấy nội tạng ra, trái tim và lưỡi cần phải để ở cùng một chỗ. Chỉ khi nấu ăn chín thì mới được chặt thịt ra, nếu không, sau này sẽ không săn được loài dã thú này nữa.

Người Ngõa khi đi săn, họ chấp hành câu cách ngôn “người gặp cũng có phần” một cách rất nghiêm túc, kỵ chia thiếu phần. Nếu không, đó chính là một sự miệt thị rất lớn đối với người bạn săn, sẽ dẫn đến tranh chấp. Tục này còn cho rằng, khi đi săn trên núi cao, thì thịt của mỗi bữa ăn cần phải ăn cho hết, không được mang trở về nhà.

Người Ngạc Luân Xuân và người Ngạc Ôn Khắc có nghi thức sùng bái và một vài cấm kỵ rất đặc biệt đối với gấu. Sau khi thợ săn săn được gấu thì không được nói “săn trúng rồi”, mà phải nói rằng “thật là đáng tội nghiệp cho tôi”. Gấu bị bắn chết không được nói là “chết rồi”, mà phải nói thành “bố thổ cáp”, hoặc “a phạ kháp”, tức có nghĩa là “thành rồi”, hoặc “ngủ rồi”. Ở bãi săn, sau khi đã săn được gấu thì đầu tiên, người già sẽ đến để xem đó là gấu đực hay gấu cái, cấm trai tráng đếm xem. Bởi vì sinh thực khí của gấu hoàn toàn giống với của người, cho rằng, nếu để thanh niên trái tráng đếm xem thì sẽ mắc bệnh đái gắt. Khi lột da thì phải dùng tấm thảm hoặc những thứ khác để đậy lên phần thân dưới của gấu. Nếu là gấu đực thì đầu tiên là cắt tinh hoàn treo lên trên cây, sau đó mới lột da. Người ta cho rằng, chỉ có như vậy thì gấu đực mới thành thực khi gặp người. Đồng thời, phải đẩy máu động mạch về tim, không được cắt đứt động mạch. Sau khi moi lấy ruột ra và quấn ba vòng quanh đầu gấu thì mới được cắt cổ gấu. Không được ăn thịt đầu gấu, sau khi cắt ra thì dùng cỏ quấn lại, để lên trên giá cây tiến hành nghi thức phong táng. Những người thợ săn còn phải quỳ lạy đầu gấu, kính hương, dập đầu trước gấu và cầu xin thú săn trước đầu gấu, đồng thời, phải dùng khói hương hơ đầu gấu. Sau đó, cầm tấm da gấu đi qua cửa của từng nhà để cho gấu từ biệt mọi người, tấm da gấu ấy sẽ được tặng cho người già. Khi trở về nơi khiêng gấu đi, thì còn phải giả bộ khóc lóc. Phải dùng ngựa thiến để thồ gấu đi, không được dùng ngựa cái hoặc ngựa đực để thồ gấu. Thịt gấu phải được người của cả thôn cùng ăn. Con dao cắt thịt gấu không được gọi là dao, mà phải gọi là “khắc nhĩ căn cơ”, ý nghĩa là con dao cùn cắt không đứt gì cả. Cây súng bắn chết gấu thì cũng không được gọi là súng, mà phải gọi là “hô ông cơ”, ý là công cụ bắn không chết một loài động vật nào, hoặc gọi là “ống thổi (khạc) lửa”. Khi ăn thịt gấu, trong miệng phải phát ra tiếng “chách chách, cụp cụp”, tỏ ý rằng không phải họ đang ăn thịt gấu, mà là con quạ đang ăn vậy. Hai chân trước của gấu thì đàn ông không được ăn. Nếu đã ăn rồi, thì sau này gấu sẽ cướp mất súng săn. Đối với đầu gấu, tim gấu và nội tạng của gấu thì cho dù bất kỳ là ai thì cũng không được ăn, mà phải phong táng cùng với xương còn lại sau khi ăn. Khi phong táng, mọi người cần phải ra vẻ đau thương khóc lóc, và còn phải dập đầu, kính hương, cầu chúc.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGHỀ ĐÁNH CÁ
Những người sống gần sông rạch, hồ, biển đa phần là những người sống bằng nghề đánh cá. Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú như cá, tôm, trai, cua đều là mục tiêu đánh bắt và là điều kiện mưu sinh của ngư dân. Việc làm ăn trường kỳ trên sông nước đã khiến cho con người kết một duyên kiếp không thể nào dứt ra được với những công cụ đánh bắt như thuyền, lưới… Những điều mê tín trong phương thức sử dụng công cụ và phương thức đánh bắt, cùng với ý thức cầu cát tỵ hung thể hiện trong tín ngưỡng và ngôn ngữ thuộc nghề đánh cá đã tạo nên những cấm kỵ dân gian.

Thuyền là một công cụ quan trọng trong nghề đánh bắt thủy hải sản. Người và thuyền được gắn liền nhau, thuyền là “sợi dây sinh mệnh” của ngư dân. Ngư dân thường nhân tính hóa, sinh mệnh hóa con thuyền, ở hai tuyến giữa ngang và dọc dưới thuyền thì tuyệt đối không được đóng đinh, người ta nói rằng, nếu đóng đinh lên hai tuyến giữa thì sẽ khiến cho tính đực của thuyền sẽ lớn lên, khi ở trên biển mà tính đực của thuyền phát tác thì khó mà khống chế được, nó sẽ chủ động đụng húc vào thuyền khác, gây nguy hại đến sự an toàn của con người. Ngoài ra, khi đóng thuyền, người ta có cách nói “đầu không đụng vào cây dâu, chân không đạp vào cây hòe”, có nghĩa là, khi đóng thuyền thì không dùng gỗ cây dâu làm mũi thuyền, không dùng ván cây hòe làm đuôi thuyền. Bởi vì “cây dâu” (桑tang) đồng âm với “tang” (丧 tang tóc), phạm vào kỵ húy, vì thế mà tuyệt đối không được dùng gỗ cây dâu đóng mũi thuyền. Cây hòe tượng trưng cho điều phúc, nên không được dùng để đóng đuôi thuyền, e rằng sẽ giẫm phải lên điều phúc.

Những cấm kỵ về thuyền của ngư dân Đông Hải lại rất đặc biệt. Trước khi ra biển, những đồ vật chỉ có thể đưa vào trong thuyền mà không được mang từ trong thuyền ra. Vào buổi tối, nếu ngư dân đưa nhầm mùng mền của mình vào thuyền của người khác thì cũng không thể trả về, đợi đến khi cho thuyền chạy ngược lại thì mới đem trả mùng mền lại. Sau khi ngư dân lên thuyền thì không được mang giày, không rửa mặt. Bất luận là vào mùa đông hay mùa hè thì cũng chỉ được mặc quần đơn, khi mùa xuân đến thì anh cả (lão đại) trong thuyền mới mới quần dài, tất cả anh em cùng làm ăn trong thuyền chỉ mặc quần cộc, vì như thế thì mới dễ dàng nhận ra ai là anh cả trong thuyền.

Nơi ăn cơm trên thuyền cũng được cố định, không được ngồi tùy tiện. Thức ăn thì đặt ở giữa, ai nấy đều chỉ ăn thức ăn phía bên mình, kỵ ăn thức ăn ở phía đối diện hoặc ở cả hai bên. Trên thuyền, không được ngồi gác chân. Khi ngồi trên ghế thuyền thì cấm không được bỏ thõng chân. Không được tiểu tiện ở phía đầu thuyền, mà chỉ tiểu tiện ở hai bên mạn thuyền. Không được dùng những vật không sạch để đưng cá, như ky đất chẳng hạn, không được dùng chân đá vào cá vàng. Trên biển, giữa thuyền và thuyền với nhau thì không được mượn đồ dùng của nhau, nếu cần thiết phải mượn thì đầu tiên phải lấy củi đưa cho đối phương, tục gọi là “rút đầu đỏ”. Phàm là khi lái thuyền ra biển thì không được ngồi kiểu bảy nam một nữ trên thuyền, người ta cho rằng, việc này có liên quan đến câu chuyện bát tiên. Ngoài ra, ngư dân Đông Hải còn có tục không bước vào buồng sinh, khi vợ sinh con, thì ngư dân sẽ cởi quần áo ra, nếu không, thứ quần áo đó sẽ không sạch sẽ, không tốt.

Những cấm kỵ liên quan đến chiếc thuyền của người Hoàng Hải cũng có sự khác biệt so với vùng Đông Hải. Một số linh kiện và dụng cụ trên thuyền đều lấy mười hai con giáp để đặt tên chuyên dụng cho chúng một cách cố định, ví dụ như dây cáp nhỏ thì gọi là đuôi chuột, máng thuyền thì gọi là mõm ngựa v.v. Những ngư dân lên thuyền ra biển thì không được để hai chân trần, mà ít nhất là phải mang một đôi giày bện bằng cỏ bồ. Eo lưng cũng phải dùng dây nịt làm bằng sợi lãng ma nịt lại, hoặc là buộc quần lại; không được để đầu trần, mà cần phải đội nón lên, ngay cả khi cởi hết quần áo để lặn xuống nước thì cũng phải đội nón, tục cho rằng, nếu không đội nón thì khi xuống nước, đầu sẽ phát sáng, và khiến cho những con quái ngư tuy rằng ở cách đó rất xa nhưng cũng sẽ nhìn thấy và sẽ đến ăn thịt người. Khi ở trên thuyền thì cấm không đuợc hai tay bó gối, cũng không được chắp tay ra sau lưng, nếu không sẽ không bắt được cá. Khi nhìn thấy quái ngư, quái thú thì không được hỏi bằng những câu bất cát bất lợi như “nó có ăn thịt người không”, hay “liệu có sóng lớn không”.

Khi làm ăn trên thuyền, làm việc gì cũng phải làm dấu hiệu, tất cả đều có luật vận tiết tấu của nó, nhưng khi gặp gió to thổi tốc mái che thì không cần dùng dấu hiệu. Khi kéo lưới bắt cá thì không được thò tay bắt đuôi cá, mà phải bắt đằng đầu, ngụ ý rằng, bắt đầu cá thì sẽ hốt được cả bầy cá. Theo tục xưa, ngư dân vùng Hoàng Hải rất sùng kính Long vương, Thiên hậu và Sở Thái gia. Trên mỗi một chiếc thuyền còn có “lão tiên sinh”, như “gia đường bồ tát”, ngày thường, anh em sẽ bưng cơm đến cúng. Khi sửa thuyền, cần phải dùng ván khoang hoặc những vật khác để dựng tạm một “miếu đường” trên bãi biển, đây cũng chính là nơi cấm kỵ như nơi cấm kỵ ở trên thuyền, những sinh hoạt ngày thường cấm không được tiến hành ở nơi này. Khi sửa thuyền xong và cho xuống nước, thì cần thỉnh “lão tiên sinh” và bài vị lên thuyền. Tương truyền rằng, “lão tiên sinh” chính là người trên thuyền bị lâm nạn trong thời gian trước kia, do vậy mà ông ấy biết dạy cho mọi người phải giữ gìn tuân thủ cấm kỵ như thế nào, để tránh không cho xảy ra những điều bất hạnh ấy nữa.

Tục có câu “trong nửa tấc ván là nhà mẹ đẻ, ngoài nửa tấc ván là phủ Diêm vương”, khi làm việc trên thuyền, thì khó có thể biết rằng khi nào sẽ có điều bất trắc xảy ra, luôn ở trong biên giới của sự nguy hiểm, vì thế mà những cấm kỵ càng nhiều, càng nghiêm.

Nhà có thuyền thì gọi là thuyền hộ 船户, một số thuyền hộ lớn có thể kiêm cả một số nghề công thương khác, theo cách nói của xã hội thì có thể gọi đấy là “ông chủ” (lǎo bǎn), nhưng ở đây, người ta kỵ không nói như vậy, vì “ông chủ” (lǎo bǎn老闆) lại đồng âm với “vớt ván” (láo bǎn 撈版), chỉ khi thuyền gặp gió lớn trên mặt biển, sau khi thuyền bị gió giật vỡ thì người vớt ấy mới được gọi là “vớt ván”, nếu gọi là “ông chủ” thì sẽ phạm vào ngôn ngữ cấm kỵ của người trong thuyền hộ. Trên thuyền, người ta kỵ nhất là những chữ “lật, chìm, vỡ, dừng, xa, tán, lộn ngược, lửa”…

Khi nói đến chữ “phàm bồng 帆蓬” (fan péng - buồm) thì người ta chỉ nói đến chữ bồng, mà không được nói đến chữ “phàm”, vì nó đồng âm với chữ “phiên” (fan 翻 - lật ngược). Khi kéo vật từ trên cao xuống, hay lật ngược những vật đang đựng xuống thì không được nói là kéo hay lật ngược, mà phải gọi là “tiểu 小”. Hạ buồm xuống thì gọi là “tiểu bồng 小蓬”; gác chèo xuống thì gọi là “tiểu nguy 小桅”. Hạ buồm xuống một phần thì gọi là “tha bồng 擦蓬”, hạ xuống 1/5 thì gọi là “tha lương đại bả giác” (xoa hai góc lớn 擦梁大把角); buông ½ thì gọi là “tha lương tiểu bả giác” (xoa hai góc nhỏ擦梁大把角); hạ xuống đến mức thấp nhất chỉ còn khoảng 1/10 thì gọi là “tha đáo ma ma sí” (xoa đến cánh ma ma 擦到媽媽翅). Khi kéo vật từ dưới thấp lên cao thì kỵ không nói là kéo hay lôi, mà phải nói là “nâng”, “giơ”, “nâng buồm”, “bắt neo”. Nếu muốn chuyển đề tài hoặc đổi đầu thì nói nói chữa thành “chuyển một sào chống”, chữ “lật ngược” bị cấm kỵ một cách rất rõ ràng. Những thứ như cái búa, con dao, dao đá, cái kéo đều được gọi là “anh chàng nhanh nhẹn”. Cá chết rồi thì gọi là “cá thẳng rồi”.

Trong thuyền không được chở người chết, tục cho rằng như thế sẽ không tốt. Người ta còn cấm chữ “tắm 洗”, ví dụ như khi tắm gội thì nói là “gội một chút mát mẻ 沖涼”, vào sáng sớm thì kỵ những chữ như “cọp”, “khỉ”, “ma”. Nếu có chút không cẩn trọng thì chủ thuyền sẽ trách mắng. Chống cái gì hoặc đệm cao cái gì đó thì đều gọi là “nâng cao một chút”. Khi thuyền cập bến hoặc vào cảng, thì gọi là thu bờ, thu cảng, thu cửa; người ngủ trên thuyền thì gọi là “khải giác 凱覺”, ngủ một lát thì gọi là “khải nhất hội 凱一會”. Khi ở trên thuyền, cầm vật mà không cẩn thận để vật rơi xuống, thì không được hốt hoảng la lên rằng “oái oái”, càng không được nói “oái, vuột tay mất rồi”, trên thuyền tối cấm kỵ nói đến chữ “vuột tay”, vì đó là biểu hiện của hiện tượng không cứu được người chết đuối. Nếu có người không biết hoặc vô ý mà phạm phải cấm kỵ này thì cần phải đến anh cả (lão đại) của thuyền mà hung hăng đánh ông ấy một bạt tai, người bị đánh không được có phản ứng gì, người khác thì cảm thấy đánh như vậy là đáng, và đánh càng mạnh thì càng tốt. Vì đánh bạt tai khiến cho người ta có thể khu trừ xui xẻo, đánh càng mạnh thì xui xẻo càng bị trừ sạch sẽ.

Ở Thượng Hải, những lời kiêng kỵ thì không được nói, những việc cấm kỵ thì không được làm. “Hải Châu dân tục chí” có đoạn viết giới thiệu về ngư dân như sau: “Những đồ gia cụ, những sọt cá khi hong phơi thì chỉ được để miệng đồ hướng lên phía trên mà không được lật hướng về phía dưới”. Lại nói rằng “Khi ngủ chỉ được nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, không được nằm sấp. Đó là vì khi đàn ông chết đuối, thây nổi lên, phần mông hướng về phía trên”. Chiếc neo sắt lớn nhất để ở đầu thuyền được gọi là neo thái bình, nếu chưa đến nỗi vạn phần nguy khốn thì không được động đến chiếc neo đó. Phía sau thuyền có một vài cái rổ lớn đan bằng tre, chuyên để dùng khi gió to đứt neo, người ta bỏ những cái rổ ấy để cản nước, có tác dụng là làm ổn định thần thuyền, khiến thuyền có thể trôi chầm chậm thuận theo thế gió, người ta gọi đó là rổ thái bình. Trong khoang sau, người ta để một cái búa lớn, rất bén, chuyên dùng để chặt cột chèo và chặt dây neo một cách cấp thời khi thuyền gặp phải gió giật, gọi là búa thái bình. Vào lúc bình thường, người ta không được động chạm gì đến ba vật “thái bình” này, không được bước ngang qua chúng, càng không được làm những việc phạm vào cấm kỵ, nói những lời kiêng kỵ ngay trước chúng. Nếu có người vô ý nói những lời hoặc làm những chuyện phạm cấm kỵ thì ngoài việc bị đánh bạt tai, anh cả còn phải đốt hương dập đầu trước chiếc neo thái bình, miệng lẩm nhẩm: “Lão neo lão neo đừng trách cứ, phải nới lòng (lượng thứ) đối với chuyện làm của tiểu nhân”. Khi thuyền đang trên biển, bất có bất kỳ thứ gì trôi trên sóng trên gió đều không được nhìn và cũng không được nhặt lấy.

Tất cả mọi sinh hoạt của con người trên thuyền đều phải được tiến hành trên mui sau của khoang thuyền, vì cho rằng mui sau cách xa với mặt nước biển; khoang sau được gọi là khoang rỗng, nếu sinh hoạt ở đây thì sẽ tránh được những động chạm đến thế giới của Long vương. Vào bất kỳ lúc nào cũng không được tiểu tiện ở hai bên mạn thuyền, mà là ở mui sau, và vào bất cứ lúc nào cũng không cho phép hai người đại tiểu tiện cùng lúc với nhau, cho rằng “hai người đái vào nhau, tất sẽ gặp gió bạo”. Ở vùng Triết Giang, người ta kỵ không để phụ nữ đi lên trên đầu thuyền, người ngoài mà chân không sạch cũng không được đến đầu thuyền. Ngư dân vùng Phương nam thì kỵ người bước ngang qua mũi thuyền, cho đó là điềm không lành; ở vùng Triết Giang, nếu như hai chiếc thuyền song hành với nhau, thì kỵ không được dùng dây lòi tói sắt để xích vào nhau; vùng Triết Giang, An Huy thì cấm không được chở vật chết trong khoang thuyền, tục cho rằng như thế sẽ bất cát bất lợi; ở một dải đất Hồ Châu Triết Giang, cấm kỵ hành khách nam nữ giao cấu với nhau trên thuyền; vùng Phương nam khi ra biển đánh cá thì kỵ để chuột trong thuyền chạy mất, tục cho rằng, đó là điềm không lành. Khi gặp tình hình như vậy thì cần phải tìm cách mời chuột trở lại thuyền, sau đó mới dám ra biển đánh bắt cá.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP

Trong ngành thương nghiệp thì đầy rẫy những rui ro, ẩn tàng nhiều cái bẫy chết người, vì thế mà ngay từ thời xưa, giới thương nhân cũng đã hình thành những tập tục cấm kỵ tránh hung tìm cát. Những người trong ngành thương nghiệp luôn hy vọng rằng, khi thông qua những cấm kỵ ấy thì có thể gặp may mắn trên con đường tiền tài, buôn bán.

Có nhiều phương pháp trong giao dịch thương mại, nhưng thường được chia thành hai loại chủ yếu là ngồi tại chỗ mà buôn bán tại (tọa thương) và đi lại để buôn bán (hành thương). Đi lại buôn bán còn được gọi là chạy bán, hay bán du động. Còn ngồi tại chỗ buôn bán là thường cố định buôn bán tại một nơi, nhiều nhất là các hàng quán, tiệm bán hàng, thường tập trung nhiều ngành nghề buôn bán lại với nhau. Hai loại buôn bán này cũng đều có những cấm kỵ của nó.

Buôn bán du động cũng có nhiều nghề khác nhau, những cấm kỵ cũng có sự khác biệt. Thường mà nói thì những người kinh doanh buôn bán mỗi khi gánh hàng ra cửa thì họ kỵ “tháng kỵ ngày” (mùng 3, ngày 14, ngày 23), khi ra đường thì kỵ gặp phải quạ, càng kỵ gặp ni cô, hòa thượng. Đòn gánh để gánh hàng đi buôn thì kỵ không để người khác bước qua, càng kỵ để phụ nữ lấy chân đá vào nó. Có nơi, khi gặp những người cưỡi ngựa ra ngoài buôn bán thì kỵ nói đến những câu liên quan đến lang sói hổ báo, nếu không, khi đi ra ngoài sẽ gặp điều không tốt. Thương nhân khi đi ra ngoài đường thì kỵ không được nói đến những lời bất cát bất lợi, không được đạp vào gót chân của người khác, nếu không thì sẽ luôn thua sút với người, gặp xui xẻo và không kiếm được lời. Trong việc mua bán ở nông thôn và ở các chợ thuộc vùng Tứ Xuyên, khi thương lượng giá mua bán lợn, trâu thì người ta thường kỵ nói những con số chẵn, vì cho rằng, số chẵn có ý nghĩa là hết rồi, không còn gì nữa, như thế sẽ không tốt, con vật được mua về nuôi sẽ khó mà lớn được.

Những cấm kỵ trong loại buôn bán cố định là rất nhiều. Chủ tiệm rất kỵ vào sáng sớm mà mua bán không thành với người khách đầu tiên, vì e rằng suốt ngày sẽ phải gặp xui xẻo. Trong tiệm, kỵ chống eo lười nhác, hoặc ngáp, hoặc đạp lên vải bọc trên đất, hoặc ngồi ở ngạch cửa, hay gõ vào bàn tính tiền, đứng tựa cửa mà lưng hướng ra ngoài, đùa bàn tính và cất bàn tính…, tục cho rằng, những hành vi này là biểu hiện bất kính với thần tài bồ tát, sẽ gây bất lợi cho việc làm ăn kinh tế. Khi quét tiệm thì kỵ quét ra ngoài, mà cần phải quét hướng vào trong, ý là quét vàng bạc châu báu vào nhà. Gặp ống đồng trên mặt đất thì kỵ không được nhặt lấy, khi đếm tiền bạc thì phải hướng ra bên ngoài.

Mua lợn thì phải nói là mua “chợ lời”; khách hàng khi mua đồ dùng cho đám cưới mà nhỡ tay làm vỡ vật, thì sẽ phải nói rằng “khai hoa trước, kết quả sau”; khi mua con mực thì phải gọi là cá mực (trong tiếng Hoa, cá mực có hai cách gọi, thứ nhất là ô tặc 烏賊 (thằng giặc đen), thứ hai là mặc ngư 墨魚 (con cá phun mực), người ta kỵ cách nói thứ nhất, nhưng trong tiếng Việt thì cả hai cách nói này chỉ có thể dịch là cá mực, nên vì thế mà không thấy rõ được sự cấm kỵ - TDK); khi bán quan tài thì kỵ hỏi thăm là ai chết, và gọi quan tài là “chiếu trường thọ”; khi mua thuốc thì kỵ ngửi, cho rằng, thuốc mà bị ngửi qua thì mất tác dụng, khi đưa cho người mua thì cần phải nói là “cho gửi thuốc bổ”. Những người kinh doanh trong tiệm thuốc, tiệm quan tài, khi có khách đến thì kỵ nói những câu như “anh đến nữa nhé”, “rất vui mừng được đón tiếp anh nữa”. Nếu không, khách hàng sẽ cho rằng anh ta đang nguyền rủa người trong nhà mình là sẽ “bị bệnh nữa”, “có người chết nữa”.

Khi bán vải vóc thì kỵ không gõ vào cân; khi bán rượu thì kỵ không lắc lắc chai rượu, nếu không, người ra bảo rằng, khi uống thì đầu óc sẽ choáng váng. Đầu năm, khi nhập hàng vào cửa hiệu thuốc, thì phải nhập vào vị thuốc đại hải lớn và hạt sen lớn để lấy cái ý đại phát đại lợi. Ở các tiệm uống trà, tiệm cơm thuộc vùng Nam Kinh Giang Tô, thì ba người ngồi một bàn, nếu như trống một ghế thì không được ngồi, gọi là “ngồi kiểu đóng cửa”, chủ tiệm rất kỵ. Những người hầu bàn trong các nhà hàng, quán rượu thì tối kỵ người khách đứng đầu gọi món “cơm chiên” (炒飯), vì trong tiếng Quảng Đông, “chiên” (炒 chǎo) có nghĩa là sập tiệm. Khi làm bếp mà nghe thấy tiếng “chiên” thì cũng cho là không tốt. Những nhân viên làm việc trong cửa hiệu không được đọc sách, cho dù có rảnh rỗi thì cũng không có ngoại lệ. Ông chủ thì muốn một vốn vạn lời, đâu dễ gì để bị thua lỗ? Vì thế nên mới cấm kỵ vậy. (Ở đây, các ông chủ cửa hiệu cũng kỵ hiện tượng hài âm giữa “sách” (書 shu) và “thua” (輸 shu) - TDK). Trước đây, ở một số khu vực của người Hán, người ta có cấm kỵ khi bán lợn là bán lợn không bán dây. Người bán lợn thì tất sẽ phải dùng dây buộc để dẫn lợn đi, nhưng khi bán lợn thì phải thu lấy dây về, vì cho rằng nếu bán luôn dây thì sẽ bị người ta mang vận may của mình đi mất, sau này có nuôi lợn nữa cũng sẽ không tốt.

Trong các cửa hiệu thương nghiệp thì cửa hiệu thuốc là nơi có nhiều cấm kỵ nghiêm ngặt nhất. Khi học trò bước vào tiệm, đầu tiên phải nhặt lấy “vạn kim chi” (nhành vàng), “kim ngân hoa” (hoa vàng hoa bạc) và “kim đấu” (đấu vàng), với ý nghĩa là lấy vàng bạc vậy, hoặc nhặt “bách tử nhân”, vì “bách tử nhân” cũng tương tự như hạt gạo, nhằm để nuôi tác phong làm việc cẩn thận cho bọn học trò học nghề. Trong lời nói bình thường thì thường lấy tên thuốc để lấy cái may. Ví dụ như “liên kiều” để gọi “thái hợp”, “bối mẫu” để gọi “nguyên bảo bối”, “quất lạc” để gọi “phúc lộc”, “trần bì” để gọi “đầu hồng”, “quất hồng” để gọi “đại hồng bào”, cắt thuốc thì gọi là “đuôi hổ”, ghế thuốc thì gọi là “thanh long”; vào mùa xuân thì lấy “đông mộc” khai đao, mùa đông thì lấy “đơn bì” thu đao. Gói thuốc thì phải gói cho có hình như dấu ấn của vàng, vào mùa xuân thì còn phải dùng dây đỏ để buộc. Cấm để những người làm việc chung ngửi thuốc. Trao thuốc thì cấm kỵ chuyền qua tay người khác, vì cho rằng, nếu chuyền qua tay người khác thì sẽ chạm vào khí độc của người ấy. Khi đi hành nghề bán thuốc thì cũng phải có những quy tắc riêng, như khi dân gian đang ăn tết thì kỵ chẩn đoán bệnh, vì sợ chạm phải “khí độc”, trừ phi có hai khoản phí chẩn đoán bệnh để phá tai ách thì mới được. Bình thường, khi đi chẩn đoán bệnh, cũng không được gõ vào cửa của người bệnh, tục có câu “Thầy thuốc gõ cửa, phải mời vào mới xong”. Nhằm để giữ bí mật nghề nghiệp của mình, nên trong dân gian có cách nói đối với những thầy thuốc là “cho thuốc không cho đơn”. Thời xưa, những thầy thuốc rất kính trọng Hoa Đà, Tôn Tư Mạc, xem đó là tổ sư gia, không dám có chút gì bất kính.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGÀNH THỦ CÔNG

Người thời xưa trong tình trạng sản xuất nhỏ, phương pháp làm việc không những rất kém an toàn, hơn nữa, những kiến thức về an toàn cũng khá nghèo nàn, vì vậy, tự nhiên là họ sẽ có những lo lắng đối với sự an toàn của bản thân. Nhằm để cân bằng và thỏa mãn tâm lý, những người trong ngành thủ công nghiệp cũng đã thực hành việc tế tự và những hành vi cấm kỵ.

Do các ngành thủ công trong dân gian là rất khác nhau nên những cấm kỵ trong các ngành cũng mang những nét đặc thù riêng. Trong tất cả các ngành nghề, nghề khai khoáng là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Công nhân khai khoáng khi tiến hành đào mỏ thì hệ số an toàn là rất nhỏ, đặc biệt là trong thời gian trước đây, những biện pháp an toàn là rất kém, vì vậy mà sự nguy hiểm đối với sinh mệnh là rất lớn. Vì vậy, công nhân khai khoáng khi ở trên giếng, khi xuống giếng thì kỵ nói đến những lời đại loại như “chết”, “ngạt chết”, “đè chết”, kỵ chửi tục. Bản thân công nhân không được nói, mà cũng không được để người khác nói, khi vợ chồng cãi vả nhau thì cũng không được nói. Công nhân cảm thấy trong lòng mình buồn phiền, hoặc cãi với người khác, thì trong ngày ấy không được phép xuống giếng. Về hành vi, thì công nhân khai khoáng kỵ để người khác đánh vào mũ của anh ta (mũ an toàn), không được ném nón lên mặt đất. Bởi vì chiếc nón là cái bảo vệ phần đầu, cũng chính là biểu trưng và một phần thân thể của đầu. Người ta kỵ để người khác đánh hoặc đùa giỡn đầu mình. Về phương diện ẩm thực, khi công nhân xuống giếng thì kỵ uống rượu, ngửi mùi rượu cũng không được. Khi xuống giếng thì kỵ mang theo diêm quẹt, đây có lẽ là do người ta sợ dưới giếng có khí mêtan (gaz), gặp diêm sẽ bị nổ. Bất kỳ ai cũng không được đốt giấy trên miệng giếng, chỉ vì chỉ có người chết thì mới đốt giấy.

Nếu dưới giếng của mỏ mà có động vật thì đó là điềm tốt, công nhân mỏ than vùng Tây Bắc thì kỵ bắt chuột trong giếng mỏ. Khi công nhân khai khoáng xuống giếng, thì kính chuột như thần, cho dù nghèo nàn đến đâu, ngày ba bữa rau cải không no bụng, nhưng khi ăn cơm ở dưới giếng thì luôn dành một phần cơm và thức ăn cho chuột, cơm thừa ăn không hết cũng không được mang về nhà, mà đổ xuống giếng để mời chuột. Tập quán này có nguyên nhân là do ba loại khí gaz, khí bùn và khí than đều rất nguy hại đối với sức khỏe của con người, mà chuột lại rất nhạy cảm với ba loại khí này, chỉ cần ở những nơi nào không có độc khí thì loại động vật tinh ranh nhỏ bé này sẽ xuất hiện, vì vậy, công nhân khai khoáng một khi nhìn thấy chuột thì đã có ngay một cảm giác an toàn; nếu dưới giếng mỏ mà không thấy chuột chạy qua chạy lại thì sẽ phát sinh ngay một tâm lý vô cùng sợ hãi.

Công nhân khai khoáng kỵ nhất là chuột dời nhà, bởi vì khi xuống mỏ, người ta thường gặp phải những sự cố đáng tiếc như bị sụp đất, mà con người không dễ dàng nhận ra được sự sụp lở theo chu kỳ của áp lực; mà chuột thì rất nhạy cảm, nên khi thấy chuột dời đi từng đàn thì đó là điềm triệu sắp xảy ra sự cố. Những người công nhân sống dưới mỏ từ ngày này sang ngày khác, sau khi đã nắm được quy luật sinh hoạt của chuột thì họ sẽ truyền lại cho những đời sau, và thế là đã hình thành nên những cấm kỵ liên quan đến chuột khi ở dưới giếng mỏ.

Cấm kỵ đối với người làm nghề đồ tể là không được giết lợn vào ngày hợi. Khi giết súc vật, cần phải giết chết bằng một nhát dao, kỵ giết bằng hai nhát dao. Nếu không, người ta xem đó là điềm bất tường, và nó dự báo rằng, sang năm nuôi lợn sẽ không được thịnh vượng. Sau khi chọc dao vào cổ lợn, thì khi quăng dao xuống đất, mũi dao không được hướng về phía cửa chính của người chủ, nếu không, nhà ấy tất sẽ gặp phải chuyện không lành. Khi rạch mổ bụng, không được treo lợn nhằm thẳng về nơi có đặt thần vị, nhằm tránh đắc tội với thần. Sau khi giết lợn xong thì đầu tiên là phải cắt một miếng thịt vuông vức nặng khoảng một hai cân để hiến cho “đại thần nuôi dưỡng”, sau đó con người mới được ăn, nếu không, vào năm sau, gia chủ cho dù có nuôi lợn đi nữa thì cũng không được thuận lợi.

Thợ làm đá thì tin và thờ “Thần đá”. Dân gian ở vùng Trung Nguyên thì xem ngày mùng một tháng giêng là ngày sinh nhật của “Thần đá”. Vào ngày này, bất luận là như thế nào, bất luận là trong tình huống đặc biệt đến thế nào thì cũng không được gõ hay đánh vào đá, nếu không sẽ phải đắc tội với “Thần đá”, “Thần đá” sẽ giáng tội xuống thợ làm đá, khiến làm không ra thành phẩm, làm hỏng vật liệu, thậm chí là sẽ bị bệnh liệt giường trong thời gian dài, không khỏi bệnh được. Trong địa phận vùng Sơn Đông, những người thợ làm đá sẽ lấy ngày mười bảy tháng ba làm ngày sinh nhật cho “Thần đá”. Tục gọi mùng hai tháng hai là ngày “long đài đầu” (đầu rồng), vì vậy, vào ngày này thì thợ làm đá tuyệt đối không được làm bất kỳ việc gì liên quan đến đá, nếu không, sẽ đè phải đầu rồng, gây động đến thân rồng, làm hỏng mắt rồng, Long vương cũng sẽ giáng tai họa xuống thợ làm đá, hoặc là đến những người có hành vi tiếp xúc đến đá.


Thợ làm đá làm nhiều đến thế nào cũng không bằng mài nước. Ngày xưa, trong phòng mài nước có thờ Lão quân, thần Sông và Thần tài, vào ngày mùng hai, mùng ba tháng giêng đều phải đốt đèn, thắp hương, cúng tế, cầu xin thần linh bảo vệ sự bình yên. Bởi vì, con vật được Lão quân cưỡi là con trâu xanh, vì vậy, khi người thợ làm đá đục đẽo mài nước, những người bình thường không được cầm roi đánh ngựa đứng một bên mà nhìn, nếu không, sẽ làm cho con trâu mà Lão quân cưỡi bị giật mình, việc mài nước sẽ không thể nào hoàn thành được. Thợ làm đá khi khoan lỗ thì kỵ đánh búa hụt. Khi đục đá, thì bất kỳ là ai cũng không được mở miệng nói một lời nào, vì cho rằng, mở miệng nói chuyện thì dễ khiến thợ làm đá bị thương, tục quy định rằng, ai nói chuyện mà xảy ra sự cố thì tự mình chịu. Có nơi thì không cho phép nói lớn tiếng. Có nơi còn quy định không cho phụ nữ đi vào trong hang đá và vào miệng hang đá, tục cho rằng, người nữ bước vào thì Sơn thần sẽ nổi giận. Nhiều nơi còn cấm kỵ không được úp chén, tục cho đó là điềm động đá, có nơi sắp sụp. Sau khi thợ làm đá khắc xong bia đá cho người ta, vào buổi sáng ngày dựng bia thì không được nói những lời bất cát bất lợi; vào thời khắc dựng bia cho ổn định thì càng kỵ những người ăn nói bậy bạ. Ngoài ra, theo sự khác biệt của phương ngữ từng nơi mà cũng có những tập tục quy định khác nhau. Vùng Thanh Điền Triết Giang thì kỵ nói chữ “động” (hang), khi vào trong động khoáng vật thì gọi là “tiến tài” (vào tiền), kỵ nói “về nhà”, mà tục phải gọi là “dời hài cỏ?; kỵ nói “rửa” (洗), vì nó hài âm với “chết” (死), vì thế mà đến cả nồi, chén, những người thợ làm đá cũng không rửa, mà chỉ dùng vải để lau sạch.

Thời xưa, việc may áo được xem là chuyện của thần thánh, người ta đã có quan niệm “may áo cầu lành”. Thời xưa, người ta đã có những quy định rõ ràng vào ngày nào không được may áo. Theo những ghi chép của Đôn Hoàng văn hiến: Ngày Thân trong ba tháng mùa xuân không được may áo, may áo vào ngày Dậu trong ba tháng mùa hạ thì sẽ không tốt, đại kỵ may áo vào mùa thu, phàm là vào những ngày sáu, ngày mười sáu, ngày hai mươi tháng tám đều không được may áo. Đại kỵ may áo vào ngày mười tháng mười, nếu may áo vào ngày cuối tháng ba thì sẽ bị cọp vồ, là điều đại hung. Người xưa cho rằng không nên may áo vào ngày kỵ máu.

“Tại sao may áo vào ngày mười tháng mười là điều đại kỵ? Vì đây là ngày sinh nhật của hoàng đế đời Đường là Đường Văn Tông Lý Ngang, nếu động dao kéo may vá trong ngày này thì sẽ bị xem là cử chỉ bất trung, biểu thị cho hành động “?động đao” mưu phản, vì vậy mà người ta liệt việc may áo vào dạng bị cấm kỵ.

May áo có cấm kỵ, và vá áo cũng không ngoại lệ, cho đến nay, dân gian vẫn còn hưng thịnh tập tục “tháng giêng không đụng kim chỉ”. Ngạn ngữ có câu:
Mùng một không kỵ kim, quốc khố trong năm trống
Mùng hai không kỵ kim, thiên hạ trăm họ nghèo
Mùng ba không kỵ kim, góa lẻ càng thịnh dữ
Mùng bốn không kỵ kim, trong triều sinh sự loạn
Mùng năm không kỵ kim, mùng năm tháng năm sấm dậy vang.

Từ ngày mùng một đến ngày mười ba, đều có kiếp số phạm điều cấm kỵ. Tương truyền rằng, tập tục này bắt nguồn từ những năm cuối đời Bắc Tống, do Trương Thiên sư xướng lên nhằm giải cứu những cung nga suốt cả đời mình thêu thùa may vá.

Những kiểu loại của ngành thủ công nghiệp là rất nhiều, và các bộ phận của nó đều có những cấm kỵ riêng. Những cấm kỵ này kết hợp với nội dung và hình thức sản xuất của các ngành nghề khác nhau làm một, cùng cấu thành đặc trưng cho nghề nghiệp. Vỉ thế, người trong nghề hoàn toàn không cho rằng cấm kỵ là điều mê tín, mà xem đó là những phép tắc cần phải tuân thủ nghiêm túc.

NHỮNG CẤM KỴ TRONG NGHỀ HÝ KỊCH, GIẢI TRÍ

Nghề hý kịch là một nghề mua vui cho người khác, vào thời xưa, những người theo nghề này thường có thân phận thấp kém, nhằm để sinh tồn và phát triển, những tín ngưỡng thần linh và những cấm kỵ trở nên hết sức nghiêm ngặt và có nhiều khác biệt nhau.

Khi một lầu kịch, một sân khấu kịch, một hội quán, một miếu hậu mới được xây lên, thì vở diễn trên sân khấu diễn xuất đầu tiên đều phải cử hành nghi lễ cúng tế “phá sân khấu”. Nếu như khi diễn kịch mà xảy ra những sự cố lớn nào đó, gây chết người, thì cũng phải phá sân khấu. Người trong nghề hý kịch gọi sân khấu quay về hướng Nam, sân khấu quay về hướng Đông là “Dương đài”, sân khấu quay về hướng Bắc là “Âm đài”, quay về hướng Tây thì gọi là “Bạch Hổ đài”, tục nói rằng: “Nếu muốn phát tài lớn, thì cấm kỵ nhất là Bạch Hổ đài”. Vì vậy, phàm là “Bạch Hổ đài” quay về hướng Tây thì cũng phải “phá đài”, sau đó mới được diễn xuất. Nếu không, tục cho rằng, trong ê-kíp kịch sẽ xảy ra tranh cãi, đánh nhau; hoặc diễn xuất không tốt, diễn võ kịch thì bị thương; thậm chí là không diễn được, sau này sẽ không có ai đến mời đoàn kịch ấy diễn cả.
Ở mỗi trường hợp khác nhau thì hình thức phá đài thường cũng khác nhau. Có trường hợp thì khá đơn giản, chỉ cần treo một chòm râu đỏ lên tường vách phía sau sân khấu, ý cho rằng đó chính là phán quan, sẽ khu tà trừ tai. Thông thương thì vào đêm tối, để một diễn viên có võ diễn vai linh quan, trên sàng diễn, anh ta sẽ truy đuổi con ma nữ do một vai đán thủ diễn, và đuổi ma nữ này đi. Giết một con gà trống, lấy máu gà vảy ra bốn bên sân khấu. Sau đó thì đốt pháo, đánh chiêng đánh trống một hồi, như thế thì được xem là đã phá được đài rồi. Trước khi phá đài thì cấm kỵ đốt đèn phía trước sân khấu, ngay cả đèn dầu được đốt ở đằng sau sân khấu để giúp hóa trang, thì sau khi hóa trang xong cũng phải thổi tắt. Khi “phá đài” thì kỵ để người ngoài nhìn trộm, kỵ nói chuyện. Diễn viên ngậm một cái túi cát màu đỏ chu trong miệng, cho rằng như thế thì có thể tránh tà, tránh được ma quỷ lên người mình.
Việc nhận đồ đệ trong ban kịch phải tuân theo những quy củ rất nghiêm ngặt, thường là khi đoàn kịch dạy nghề thì cấm người khác nhìn trộm. Nghệ nhân cũng không được đùn đẩy trách nhiệm khi lên sân khấu, không được xin nghỉ không ra sân khấu diễn. Cấm kỵ phân nhóm, kết bè phái trong ban kịch. Khi diễn xuất, diễn viên không được nhầm. Khi diễn thì cấm không được đùa giỡn, không được biếng nhác, không được sơ suất, không được làm tổn thương người khác trên sàn diễn, không được cười. Không được “sưu đài”, “tao đài” (tức là cấm không được nhìn ngắm phụ nữ khi đang ở trên sàn diễn). Khi diễn kịch thì cấm kỵ để người học nghề ăn mặc không chuẩn xác, tục có câu: “thà là mặc áo rách, chứ không mặc áo sai”. Ngoài ra, trên phương diện kỹ xảo diễn xướng và đóng vai thì cũng còn có nhiều cấm kỵ khác, đều thuộc về mặt kỹ thuật nghề nghiệp, ví dụ như “khi tịnh đi thì không được thêm mảnh vải màu, khi thiếp đi thì không được để lưng trần, khi sinh đi thì kỵ để rơi râu mồm” (tịnh, thiếp, sinh… đều là những loại vai trong hý kịch cổ điển , người ta thường cho rằng, trong kịch có đến năm loại vai diễn: sinh, đán, tịnh, mạt, sửu, năm vai này điển hình cho năm tính cách khác nhau - TDK). “Kỵ đảo âm hòa vận, kỵ nhả chữ không thật, kỵ lạc giọng do sợ sệt, kỵ phách nhịp không tròn”…
Ở hậu trường, ở phía sau sân khấu thì cũng có nhiều quy ước. Ở phía sau sân khấu thì cấm không được đi lại lung tung, nằm ngồi ngổn ngang, tay chân thái mái, tất cả những khám thờ tổ sư, bàn hương, đạo cụ đều không được làm hư hoại; những rương áo, rương mũ đều được phân loại, không được ngồi tùy tiện. Chỉ có vai sửu (còn gọi là tiểu hoa kiểm) thì có thể ngồi tự do, nhưng cũng bị cấm kỵ không được ngồi lên giữa hai cái rương. Bình thường, mặt nạ được dùng vải lụa phủ lên, không để diễn viên nhìn thấy. Cấm kỵ soi gương khi mang mặt nạ. Diễn viên không được phép ngồi ở cửa miệng Cửu Long, cấm không được gõ bừa vào các khí cụ có tiếng vang như trống đánh, trống nhỏ. Kỵ nói đến những từ không tốt như tản (傘: ô dù), canh (更: canh giờ), mộng (夢: chiêm bao), ở phía sau sân khấu, không được giương ô dù, không được đánh cờ, không được đan tay vào nhau hay ôm đầu gối. Vào ban đêm, kỵ có đi ra mà không quay về. Cấm không được đi ngủ nếu chưa cởi bỏ đồ diễn. Cấm đi tiệm vào ban đêm. Khi đi ngủ, kỵ để mũi giày hướng ra bên ngoài, nếu không, sẽ bị chủ đoàn kịch cho nghỉ làm việc. Trong cuộc sống thường nhật thì cấm không được nuôi bồ câu, nuôi mèo. “Bồ câu” (鴿ge) đồng âm với chữ “gác” (擱gé), e rằng sẽ gây bất lợi cho nghề diễn kịch. Mèo thì ăn thịt chuột, e sẽ gây bất lợi cho chuột. Cấm kỵ gáy nhại theo tiếng gà trống, vì sợ rằng sẽ làm hỏng giọng. Khi ăn cơm, bạn diễn ngồi chung một bàn, không được tự tiện chen vào. Chỉ có vai sửu thì có thể chen vào bàn để ăn. Ăn cơm thì kỵ ăn bánh không nhân, vì cho rằng, nó không có lợi cho đoàn kịch.
Khi diễn tại nhà thì cần chú ý đến những cấm kỵ trong nhà người chủ. Người quản sự sẽ thăm hỏi xem chủ nhà là một nhân vật như thế nào, cấm kỵ những thứ gì, ví dụ như khi vào vương phủ để diễn thì không được mặc đồ màu xanh, vì màu xanh là màu áo của quan lại trong triều đnh. Tên họ, tiểu danh, trác hiệu và cả những chữ mà ông ấy không thích thì cũng không được nói. Gặp khi người ta làm lễ mừng thọ, thì những chữ bất cát bất lợi như “giết”, “chết”, “róc” thì càng phải kiêng tránh. Khi diễn đến đoạn văn xướng mà có những chữ này thì có thể bỏ (hoặc đổi), nếu quả thực tránh không được nữa thì phải cắt bỏ cả một đoạn ấy.
Diễn kịch cũng phải hạn định trong một khoảng thời gian và ở một nơi nhất định. Ở Hà Nam, người ta kỵ diễn vào ngày hắc đạo, mà phải vào ngày hoàng đạo. Ở một số nơi khác còn quy định không được diễn vào tháng nào đó, hoặc vào tháng hai, tháng tám, hoặc vào tháng ba, tháng bảy. Nghe người ta bảo rằng, vào thời gian ấy mà động đến những đồ phát ra tiếng kêu (tức minh khí) thì sẽ mạo phạm đến thiên thần, sẽ gặp phải hung họa, như mưa đá chẳng hạn.
Có một số vai trong kịch bản, theo truyền thuyết thì chính là một người ở nơi nào đó, vì vậy mà, nếu diễn vai ấy ở ngay trên vùng đất ấy thì cần phải chú ý, không được diễn những hý khúc làm thương hại đến tình cảm quần chúng nhân dân. Như trong “Thanh bái loại sao” có nói, vùng Tây Bắc huyện Dương Cốc, Duẫn Châu có mộ, tục gọi là mả cửa tây, theo truyền thuyết thì đó chính là nơi chôn cất của Tây Môn Khánh. Ở vùng này, người ta đều có tục cấm diễn vở “Thủy Hử truyện”; ở nơi nào đó thuộc Đơn Giang Hồ Bắc, truyền thuyết cho đó là quê hương của Trần Thế Mỹ, vì vậy mà ở đây, người ta cấm không được diễn vở “Trác Mỹ án”; ngoài ra, có nơi được xem là quê hương của Quan công thì cấm diễn “Tẩu Mạch thành”; ở Nam Kinh thì cấm diễn vở “Thủ Kim Lăng”…, đều thuộc vào dạng cấm kỵ này. Khi đi diễn, thì không được diễn “Ngũ Lôi trận”, vì cho rằng, Tôn Tẫn là tổ sư của nghề giày dép, nếu trong vở diễn mà có tình tiết Tôn Tẫn bị vây khốn trong Ngũ Lôi trận thì tất sẽ làm thương tổn đến tình cảm của những người theo nghề làm giày dép.
Thời xưa, nghề diễn kịch bị xem là nghề hạ tiện, vì chuyên môn chiều theo thú vui của con người ta. Đời Nguyên, Minh, Thanh, những nghệ nhân này bị cấm không được ứng thí trong chế độ khoa cử.



:

越南道教 - 道教神仙 - 越南道士 Đạo Giáo Thần Tiên Việt Nam

nguồn: thantienvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét